Thần tiền vẽ sắc màu
DANH MỤC SẢN PHẨM

Thần sát và các nghi lễ đón tiếp vong linh trở về nhà

Tâm Linh Số - Trâm
Th 6 03/06/2022
Vì Thần sát được cho là quỷ dữ, ác ma chuyên hại người nên sự xuất hiện của nó luôn mang lại cho mọi người cảm giác không an toàn. Cũng vì lý do này mà trong dân gian đã xuất hiện rất nhiều phong tục và điều cấm kỵ kiếp sát"đuối sát và hồi sát.

Tiếp sát

Theo những giới thiệu trong cuốn “Thông tục biên” của Địch Hao đời Thanh, tẩy âm dương sẽ lấy can chi của ngày tháng người chết qua đời làm cơ sở để suy đoán về ngày hồn lìa khỏi xác. Từ ngày thứ chín đến ngày thứ mười sáu, đúng ngày mà thầy âm dương đã tính toán ra thì hồn phách người chết sẽ quay trở về. Khi đó, người nhà phải chuẩn bị đầy đủ mũ áo của người chết, đưa cho các thầy mo khiêng dế tiếp sát. Người tiếp sát tính toán theo can chi, lấy Giáp, Tỵ, Tý, Ngọ làm 9, lấy Bính, Tân, Dấn, Thân là 9. Ví dụ: Nếu người chết qua đời vào ngày Giáp Dần thì sẽ tổ chức tiếp sát vào ngày 16. Vào ngày này, thân nhân người chết phải tạo linh đường, treo rèm bằng vải trắng, bày linh vị của người chết; trên bàn cúng chủ thận phải có hai hình nhân nam nữ bằng giấy, cốc uống rượu, đũa ăn cơm,hương nến, hoa quả, bánh kẹo và đồ ăn chay. Con cái người chết mặc đồ tang, đứng bên cạnh bàn đặt linh vị. Khi tiếp sát trong phòng người chết bày một linh vị, bộ quần áo thay ra cho người chết khi họ hấp hối được vắt trên một chiếc ghế, trên bàn đặt một chiếc chậu bằng gỗ, một tấm gương và thắp một ngọn đèn lưu ly. Đạo sĩ sẽ ngồi ở bên cạnh, đọc một lượt Độ nhân kinh. Sau khi đạo sĩ đọc kinh xong, mọi người sẽ quét dọn phòng và đưa mọi thứ ra giữa đường. Sau đó lại đổ máu gà, trứng gà vào trong một cái bát sành, dùng dao làm bếp dập vỡ trúng rồi ném ra phía ngoài của, ý là xua đi những tà khí không tốt lành. Người Xưa còn cho rằng Thần sát nhìn thấy thế sẽ sợ hãi mà bỏ chạy.
 
Sau khi tính toán ngày vong linh quay trở về nhà cũ, đến ngày đó, người nhà sẽ chuẩn bị mũ áo của người chết để " tiếp sát". Đến giờ tiếp sát, thường sẽ có một vị đạo sĩ được mời đến đọc kinh, mọi người cho trứng gà và máu gà vào trong một cái bát. Sau khi đạo sĩ đọc kinh xong sẽ đổ ra bên ngoài

Đuổi sát

Đuổi sát là một nghi thức trừ tà của dân tộc Hán trước khi đưa đám. Phong tục này được phổ biến rất rộng rãi ở khu vực phía nam Trung Quốc, đặc biệt là tại vùng An Huy và Giang Hoài. Trước khi đưa đám, những người lo việc tang lễ sẽ mời đạo sī đến nhà làm phép. Đạo sĩ mặc đạo bào, tay lắc chuông phép, đi vòng xung quanh nhà. Tại mỗi góc nhà, thậm chí là tại nhà xí, chuồng nuôi lợn,.. chỗ nào cũng đều phải đi vào để đuổi sát, nhằm tránh cho người nhà không bị ma quỷ làm hại.Tại một số địa phương còn lưu hành một phong tục như sau: Khi đạo sĩ đang làm phép trong nhà bếp, người nhà phải đập vỡ một chiếc bát ăn cơm ngày trước bài vị của Táo quân, biểu thị rằng người chết sẽ không ăn cơm trên nhân gian nữa; phải đổi linh hồn người chết ra khỏi nhà để họ trở về cõi âm gian.
 
Đuổi sát là một dạng nghi thức trừ tà. Trước khi đưa đám, những người nhà lo việc mai táng sẽ mời những đạo sĩ đến để làm lễ đuổi quỷ đi tránh việc thân nhân người quá cố bị quỷ sát làm hại.

Khóc sát

Trong tập tục tang ma của dân gian dân tộc Hán còn có hoạt động "khóc sát khí", hoạt động này cũng được lưu hành rộng rãi tại rất nhiều vùng miền. "Sát Khí" là chỉ quỷ khí, tà khí có thể gây phương hại đến con người. Sau khi có người chết, những người thân là nữ trong gia đình phải gào khóc thật to, tiếng kêu khó càng to càng tốt; thứ nhất là để thể hiện nỗi đau thương khi mất đi người thân,thứ hai là vì mọi người tin rằng tiếng khóc to có thể ngăn cản tà khí. Trước đây, rất nhiều vùng của dân tộc Hán thịnh hành tập tục vừa khóc vừa hát những bài rất bi thương. Từ khi người bệnh tắt thở, mặc áo thọ, chải đầu, đội mũ, nhập quan cho đến khi đưa đám, làm lễ cúng thất,... gồm rất nhiều quá trình, mỗi quá trình đểu có những bài hát tang để người nhà vừa khóc vừa hát. Những người vừa khóc vừa hát này đa phần đều là nữ giới, tiếng khóc và tiếng hát đểu rất bi ai,cảm động. Nhiều người còn nói rằng vừa hát vừa khóc có thể dễ dàng xua đuổi được tà khí, quỷ khí hại người.
 
Sai khi có người chết, những thân nhân là nữ giới trong gia đình phải gào khóc càng to càng tốt. Ngoài tác dụng thể hiện nỗi đau thương khi mất đi người thân, tiếng gào khóc còn có tác dụng ngăn chặn tà khí.

Hồi sát

Hồi sát là một tập tục trong tang lễ của dân tộc Hán. Phong tục này được lưu hành rộng rãi ở khắp các vùng trên cả nước Trung Quốc. Sau khi một người chết đi, trong vòng hơn mười ngày, vong hồn người đó sẽ trở về nhà cũ vào một ngày giờ nào đó, khi đó sẽ có hung thần ác sát xuất hiện, được gọi là "hồi sát" hay "hồi ương". Thầy âm dương sẽ căn cứ vào can chi của năm tháng qua đời mà tính toán ra thời gian "hồi sát" để thân nhân của người quá cố phải tránh đi, tục gọi là "tị sát". Nhan Chi Thôi thời Bắc Tề trong cuốn "Nhan Thị Gia huấn" có biết rằng, thông thường, vào ngày xung sát, các gia đình đều phải chuẩn bị rượu và đồ ăn, thắp hương nến, sau đó tất cả mọi người sẽ rời khỏi linh đường. Đồng Thời, trên nền phòng phải trải tro cỏ, đóng kín tất cả mọi cửa néo, treo khèn trúc ngoài cổng nhà. Sau ngày sát, gia đình sẽ phải đốt pháo, đồng thời mọi người sếp mở cửa phòng để xem có vết tích gì để lại trên lớp trơ hay không. Truyền thuyết cho rằng, người chết cầm tình con vật gì thì trên lớp tro sẽ xuất hiện dấu chân của loài động vật ấy. Tác giả Nhàn Trai Thì đời Thanh cũng viết trong cuốn "Dạ đàm tùy lục"rằng, một người bạn của ông là Đức Thư Thân, khi em trai qua đời đã không tin vào chuyện có quỷ sát quay trở về. Canh khuya đêm đó, người bạn này đã lén đi ra phía ngoài cửa sổ căn phòng dùng làm linh đường và vô cùng kinh ngạc khi nhìn thấy một con vật màu đen rất giống lưới đánh cá, khiến cho ánh nến xanh lét như ánh đom đóm lập lòe. Thần trí của Đức Thư Thân cũng theo ánh nến mà trở nên bấn loạn, lông tóc dựng đứng, suýt nữa thì chết vì quá sợ. Cũng trong cuốn sách này, còn có một câu chuyện khác đáng sợ hơn. Sau khi lão phu nhân của một gia đình họ Từ phía bắc thành chết đi, hai người con trai của Từ Công không hiểu lễ nghĩa, không biết lợi hại nên đã vào linh đường đúng ngày hồi sát để xem lén. Đúng lúc hai người định rời đi thì bỗng nhìn thấy một con quái vật trông giống vòi voi vào linh đường uống rượu, sau đó ngã lăn ra đất và biến thành một con mèo lớn mặt người, xoay tròn trong phòng. Cả hai đều vô cùng kinh sợ, không lâu sau đó ốm nặng mà chết. Thực là càng nói càng huyễn hoặc, càng kể càng đáng sợ.
 
Đêm đến, mọi người sẽ thổi kèn lau, gõ trống và nhảy múa. Nghi thức đuổi quỷ sẽ do bốn người thực hiện: Một người thổi tù và, một người bắn cung tên, một người cầm đuốc lửa, và một người cầm đao sắt. Bốn người sẽ đi vòng xung quanh nhà để đuổi quỷ. Nghi thức này được thực hiện tổng cộng 6 lần.

Trám sát

Phong tục này rất phổ biến ở vùng Giang Nam, là một nghi thức trừ tà được thực hiện sau khi xác chết được khâm liệm. Tập tục đuổi quỷ trước khi mai táng người chết ở một số dân tộc thiểu số Trung Quốc rất giống với tập tục trảm sát của dân tộc Hán. Ví dụ: Trước đây, dân tộc Miêu có nghi thức "treo xác trừ quỷ". Sau khi một người Miêu chết đi, thi thể của người đó được đặt trên giường trúc; một đầu giường được buộc lên xà nhà bằng dây thừng, đầu kia buộc vào hai lỗ đã đục gắn trên tường. Đêm đến, những người trong nhà sẽ thổi kèn lau, gõ trống và nhảy múa. Bên cạnh đó, họ còn tổ chức sáu lần nghi thức đuổi quỷ bốn người thực hiện: Một người thối tù và, một người bắn tên, một người cầm đuốc lửa và một người cầm đao sắt; cả bốn người sẽ đi vòng quanh nhà 9 vòng để đuổi quỷ, xua tà. Dân tộc Bố Y lại sử dụng phương pháp đánh vào linh cữu để đuổi quỷ. Trước khi đưa người chết đi mai táng, một người sẽ cầm sợi dây dùng để nâng linh cữu lên quất mạnh vào quan tài, đồng thời niệm chú bằng tiếng Phạn, tất cả mọi người xung quanh sẽ dùng bùn và cát ném lên trên quan tài. Sau khi nghi thức này kết thúc mới chính thức tiến hành mai táng.
 
Đặt thi thể người chết nằm trên giường trúc, một đầu giường buộc lên xà nhà bằng dây thừng, đầu kia buộc vào hai đầu lỗ đục sẵn trên tường nhà
 
Viết bình luận của bạn