Thần tiền vẽ sắc màu
DANH MỤC SẢN PHẨM

Thổ Địa Công là ai? Nhiệm vụ của thần Thổ Địa là gì?

Tâm Linh Số - Trâm
Th 4 01/06/2022
Sau khi rời khỏi thân xác người chết, người đầu tiên linh hồn phải gặp không phải là Diêm Vương mà là Thổ địa ở miếu Thổ địa, để xoá tên linh hồn trong sổ hộ tịch, đoạn tuyệt hoàn toàn các mối quan hệ với nhân gian.
 
 "Vị thần đầu tiên" mà linh hồn phải gặp
Theo truyền thuyết dân gian, sau khi quỷ Vô Thường câu được linh hồn của một người, người này sẽ chết. Tuy nhiên, linh hồn của người này sẽ không ngay lập tức xuống địa ngục mà phải trải qua một trình tự nhất định. Trước hết, linh hồn sẽ phải đến gặp Thổ địa báo cáo để được xoá tên trong sổ hộ tịch của trần gian. Tại Đây, linh hồn sẽ được gặp Thổ địa - vị thận đầu tiên của cõi âm gian. Thổ địa là một viên quan nhỏ thuộc tầng lớp dưới cùng trong cơ cấu quan lại của địa ngục, tuy nhỏ nhưng lại không thể thiếu. Thần Thổ địa có nguồn gốc từ phong tục cúng bái Thổ Địa của người dân; từ đại thần Thổ địa trong lễ tế của quốc gia, gọi là "Hậu thổ"; đến các vị Thổ địa trong tục thờ cúng của các nước chư hầu, các bậc đại phu, các thôn làng, gọi chung là "xã thẩn". Các vị xã thần này về sau đã phát triển thành thần Thổ Địa. Vì sao khi con người chết đi, phần linh hồn sẽ "đi xuống dưới đất" nên chắc
chắc sẽ phải gặp Thổ địa - vị thần cai quản đất đai.
 
Thần Thổ Địa trong miếu Thổ Địa phong thái hiền hậu, nhân từ
 
Vị thần tội nghiệp chốn âm gian
Vì thần Thổ địa chỉ là một viên quan nhỏ ở chốn âm gian nên đa số đều rất thật thà. Vì vậy, cuộc sống của thần Thổ địa dưới âm gian cũng không suôn sé,thậm chí có lúc phải ăn đói mặc rét. Trong tác phẩm "Tử bất ngữ" của một học giả dời Thanh là Viên Mai có ghi chép một cách hình tượng về tình cảnh nhếch nhác của Thổ địa ở âm gian: ấp sinh Trường Vọng Linh là người Tiên Đường Hàng Châu Khi lâm bệnh nặng, trong lúc nửa mê nửa tỉnh đã thấy người bạn học đã quá cố họ Cố hiện về. Người bạn này nói rằng tuy tuổi thọ của anh Trương đã hết nhưng vì khi còn trẻ, anh đã cứu sống được một cô gái nên giờ sẽ được sống thêm 12 năm nữa.
 
Người Trung Quốc từ xa xưa đã có truyền thống thờ cúng thần Thổ Địa, mỗi địa phương  có miếu thờ Thổ Địa riêng, hương hoẳ rất thịnh. Trong các thôn xóm, ngõ hẻm, nơi nơi đều có thể bắt gặp những miếu Thổ Địa. 
 
Thấy bạn vì mình mà hiển linh trong bộ dạng áo quần rách rưới, mặt mũi xanh xao. Trương Vọng Linh vô cùng cảm kích và rất muốn được tạ ơn bằng nhiều vàng bạc. Tuy nhiên, anh bạn họ Cố cương quyết từ chối và nói rằng mình là thần Thổ địa, vị chức quan rất nhỏ, lại sống ở nơi nghèo khó nên phải giữ liêm khiết, tuyệt đối không nhân của hối hộ để tác oai tác quái; vì vậy mà quanh năm chẳng có khói hương, bản thân túy là thần Thổ địa nhưng vẫn phải chịu cảnh đói rách. Nhưng nếu không phải là của cải của mình, dù được người quen cũ tặng cũng dứt khoát không nhận. Trương Vong Linh nghe xong bèn bật cười thành tiếng. Ngày hôm sau, Trương Vong Linh quyết định giết bò để cúng Thổ thần. Đêm hôm đó, Trương Vọng Linh lại mơ thấy người bạn họ Cố của mình hiện về cảm ơn vì đã tặng cho người đó thức ăn ngon. Trương Vọng Linh bèn hỏi anh bạn họ Cố vì sao thân là quan thanh liêm nhưng lại không được thăng chức thành Thành hoàng. Anh bạn họ Cố nói vì anh không biết cách đối đãi với quân trên trên không có cơ hội được thăng cấp. Vị thần Thổ địa họ Cố trong câu chuyện trên thật khốn khổ chẳng khác gì ăn mày. Xem ra,cuộc sống ở cõi địa ngục cũng không hề đơn giản.
 
 
Từ một số truyền thuyết dân gian, có thể thấy rằng, vị trí của thần Thổ địa ở cõi âm là rất thấp kém. Tuy cũng là thần tiên nhưng nếu so sánh với các vị đại thần như phán quan hay Diêm Vương thì Thổ địa chỉ là một tiểu thần luôn luôn bận bịu,lại suốt ngày bị các quan trên đè nén, ức hiếp.
 
 
Thẩn Thổ địa lương thiện
Địa vị của thần Thổ địa tuy rất gần với nha dịch, nha lại những thần Thổ Địa không hề có những tính xấu của tầng lớp quan lại như cậy quyền cậy thế ức hiếp người lương thiện, làm điều bạo ngược. Hình tượng của thần Thổ địa đa phần là lương thiện, trung hậu. Vì cai quản việc xoá tên người chết khỏi sổ hộ tịch chốn trần gian nên chắc chắn thẩn sẽ biết trước được người nào sắp phải chết, sắp bị xóa tên khỏi sổ hộ tịch. "Thiên cơ bất khả lộ", tất cả những điều bí mật đó đểu không thế thông báo cho người trên dương gian. Tuy nhiên, cũng có những vị thần Thổ địa dám xả thân cứu người. Trong tác phẩm "Tử bất ngữ" của Viên Mai có chép câu chuyện về một vị thần Thổ địa của khu rừng nọ đã tự mình nhận lấy sự quở trách của ông Trời và bị sét đánh nhằm cứu mẹ một người bạn thân khi còn sống không bị sét đánh chết. Những người lương thiện sau khi chết sẽ biến thành Thổ địa Theo quan niệm dân gian, sở dĩ các vị thần Thổ địa đẹp hiền lành vì họ là hóa thân của những người lương thiện khi còn sống trên dương gian. Có rất nhiều truyền thuyết như vậy, dưới đây xin kể ra một trường hợp tiêu biểu nhất. Vào đời Thanh, ở huyện Cự Dã, tỉnh Sơn Đông có một người tên là Trương Văn Hàn. Anh Nhiều lần tham gia thi cử nhưng đểu không qua được vòng đầu. Mỗi năm mỗi tuổi,Trương Văn Hàn đành bằng lòng với sự nghiệp dạy học của mình. Nơi anh dạy chữ cho học trò là một ngôi miếu nhỏ của thôn làng. Một đêm nọ, Trương Văn Hàn tình cờ gặp một ông lão họ Hứa ở trước cửa miếu. Hai người nói chuyện rất tâm đầu ý hợp. Từ đó về sau, đêm nào ông lão họ Hứa cũng đến trò chuyện với Trương Văn Hàn và cứ rạng sáng lại biến mất. Lâu ngày như vậy, Trương Văn Hàn bèn hỏi lai lịch của ông lão. Ông lão cũng không giấu diếm mà kể cho Trương Văn Hàn nghe.Thì ra, ông chính là Hứa Mậu Phong, cũng là một người của thôn này. Năm năm trước, vì thiếu nợ người khác một khoản tiền rất lớn, không có khả năng chi trả nên Hứa Mậu Phong đã đâm đầu xuống giếng tự tử. Như vậy là Trương Văn Hàn đang giao tiếp với quỷ chứ không phải người bình thường. Tuy nhiên, anh ta không cảm thấy sợ hãi, hai người vẫn tiếp tục qua lại, chuyện trò với nhau như bình thường.Ông lão họ Hứa kể rằng ông đã có đến hai cơ hội để được đầu thai. Lần thứ nhất là khi một chàng thanh niên xuống ao múc nước, vì người này còn có ông già ngoài tám mươi tuổi đang cần phụng dưỡng nên ông lão không nỡ thấy người đó phải chết. Lần thứ hai là một người phụ nữ đang mang thai, ông lão Hứa cũng không đành lòng khiến họ đổi mạng cho mình. Kết thúc câu chuyện, Trương Văn Hàn và ông lão họ Hứa chỉ chuyện trò về vấn để học hành, không nói đến việc tìm người thế thân để giúp mình đầu thai nữa. Sau đó, khi ông lão họ Hứa và Trương Văn Hàn Từ biệt nhau. Không ngờ Diêm Vương đã biết chuyện và quyết định ban thưởng,cho ông lão được đến làm Thổ địa ở một nơi gần đó. Ông lão họ Hứa đích thị là một chính nhân quân tử, để ông đảm nhiệm chức Thổ địa là vô cùng đúng đắn và hợp lý.
 
Câu đối trong miếu Thổ Địa, việc xây dựng miếu Thổ Địa cũng được chú ý hơn.
 
Tín ngưỡng thờ Thổ địa
Thần Thổ địa tụy làm nhiệm vụ dưới âm gian, cai quản ma quỷ nhưngcũng ban phúc lành,phù hộ độ trì cho những người trên trần gian được bình an, may mắn. Vì vậy, chức quan Thổ địa tuy rất nhỏ bé nhưng lại là vị thần tiên gần gũi, gắn bó nhất với cuộc sống của nhân dân. Hàng năm, người dân để tổ chức lễ cúng thần Thổ địa, vừa để cúng cho các ma quỷ vừa để cúng cho chính mình. Hoạt động cúng thần Thổ địa ra đời sớm nhất chính là "xuân xã" và "thị xã". Về Sau này, để vị trí của thần Thổ địa ngày càng trở nên tôn nghiêm hơn, người dân hiểu địa phương đã xây dựng miếu để thờ cúng. Hoạt động cúng bái thổ thần diễn ra mạnh mẽ nhất trong đời Minh, tương truyền do Hoàng đế khai quốc đời Minh là Chu Nguyên Chương ra đời trong một ngôi miếu Thổ địa. Vào thời đó, không chỉ các thôn xóm, ngõ phố có miếu thờ Thổ địa mà đến cả các nhà kho, các đồng cỏ cũng có từ đường thờ cúng.
 
Viết bình luận của bạn