Thần tiền vẽ sắc màu
DANH MỤC SẢN PHẨM

Thập Điện Diêm Vương là ai? Địa ngục cuối cùng của Đạo giáo

Tâm Linh Số - Trâm
Th 6 27/05/2022
Thập điện Diêm Vương: Chịu ảnh hưởng từ quan niệm địa ngục của Phật giáo, người Trung Quốc đã kết hợp với một số quan niệm riêng của họ để thay đổi chút ít hệ thống địa ngục và Diêm Vương của Phật giáo, từ đó xây dựng nên hệ thống Thập điện Diêm Vương trở thành hệ thống địa ngục có ảnh hưởng lớn nhất đối với người Trung Quốc.

Sự hình thành của Thập điện Diêm Vương

Quan niệm "Diêm Vương là chủ tể cõi địa ngục" đã theo chân Phật giáo Ấn Độ truyền bá vào Trung Quốc từ cuối đời Hán. Trong một số cuốn kinh Phật Có viết rằng Diêm Vương không chỉ có một vị mà có đến 13 vị. Trong cuốn"Phạn Hán thời ánh tư sao" có viết rằngdưới âm phủ có tới 13 vị vua, tất cả đều là hoá thân của chư Phật Bồ Tát, gọi là mười ba Phật, lần lượt phụ trách điểm hoá siêu độ cho linh hồn người chết từ khi cúng bảy bảy bốn chín ngày cho đến 33 tuần, 13 vị vua âm phủ đểu là hoá thân tạm thời của chư Phật Bồ Tát, Diêm La Vương chính là hoá thân của Địa Tạng Bồ tát, bản thân Diêm La Vương chỉ là một dạng chức vụ hay cương vị, còn vị thần (hoặc người) và trên thực tế đã bị bãi bỏ. Thực chất, việc yêu cầu chư Phật Bồ Tát với dung mạo hiền từ, đại từ đại bi đi cai quản những chuyện xảy ra ở chốn địa ngục âm u đáng sợ quả thực đã "làm khó" các ngài. Vì vậy, về sau này đã xuất hiện Thập điện Diêm Vương, cũng chính là Thập đại Minh Vương nhưng đã được "Hán hoá" để thay thế cho 13 vị vua âm phủ trước đây. Truyền thuyết này lưu truyền cho tới ngày nay và trở thành hệ thống địa ngục có ảnh hưởng lớn nhất đối với người Trung Quốc.

Khái quát về Thập điện Diêm vương

Hệ thống địa ngục Trung Quốc ban đầu được đặt dưới trướng của hai người cai trị chính là Đông Nhạc Đại Đế và Phong Đô Đại Đế. Tuy nhiên, dưới ảnh hưởng của Phật giáo nên cuối cùng cả Đông Nhạc Đại Đế và Phong Đô Đại Đế đểu được tôn là những vị thần tiên cai quản địa ngục ở cấp cao hơn; từ đó hình thành nên hệ thống Thập điện Diêm Vương được người dân tiếp nhận rộng rãi nhất. Thập điện Diêm Vương cũng trở thành những người cai trị đích thực ở chốn địa ngục. Thập điện Diêm Vương lần lượt gồm:
Điện thứ nhất: Tần Quảng Vương Tưởng, cai quản sự sống chết thọ yểu của nhân gian, chuyện cát hung ở âm gian.
Điện thứ hai: Sở Giang Vương Lịch, cai quản Hoạt Đại địa ngục, còn gọi là Bác Y đình Hàn Băng địa ngục, lại gồm 16 địa ngục nhỏ khác.
Điện thứ ba: Tống Đế Vương Dư, cai quản Hắc Thằng đại địa ngục, lại gồm 16 địa ngục nhỏ khác.
Điện thứ tự: Ngũ Quan Vương Nữ, cai quản Hợp Đại địa ngục, còn gọi là Bác Lục Huyết Trì địa ngục, lại gồm 16 địa ngục nhỏ khác.
Điện thứ năm: Diêm Vương thiên tử Bảo, vốn là Nhất điện nhưng vì nhiều lần để cho những người chết oan uổng được hoàn dương nên đã bị giáng xuống thành Ngū điện; cai quản Đại Khiếu Hoán địa ngục và 16 Chữ Tâm tiểu dia nguc.
Điện thứ sáu: Biện Thành Vương Tát, cai quản Đại Khiếu Hoán đại địa ngục và Uổng tử thành, lại gồm 16 địa ngục nhỏ khác.
Điện thứ bảy: Thái Sơn Vương Đổng, cai quản Nhiệt Não địa ngục, còn gọi là Tiêu Ma Nhục Tương địa ngục, lại gồm 16 địa ngục nhỏ khác.
Điện thứ tám: Đô Thành Vương Hoàng, cai quản Địa Nhiệt Não đại địa ngục, còn gọi là Nhiệt Não Muộn địa ngục, lại gồm 16 địa ngục nhỏ khác.
Điện thứ chín: Bình Đẳng Vương Lục, cai quản Phong Đô thành Thiết Văng A Tú địa ngục, lại gồm 16 địa ngục nhỏ khác.
Điện thứ mười: Chuyển Luân Vương Tiết, cao quản linh hồn từ các điện khác đưa tới điện này, phân biệt thiện ác, xác định đẳng cấp của các linh hồn rỗi cho đi đầu thai khắp bốn phương.

Thập điện Diêm Vương trong các truyền thuyết

Trong các truyền thuyết của Trung Quốc cổ đại, có nhiều người từng tận mắt nhìn thấy Thập điện Diêm Vương, chứng tỏ sự tồn tại của Thập điện Diêm Vương là có thật. Theo ghi chép trong "Di kiên giáp chí", vào thời Bắc Tống, có một người làm nghề buôn bán tên là Du Nhất Lang, rất thích phóng sinh và tạc tượng thần, Phật. Sau này, vào lúc lâm chung, ông được hai vị thần đến và dẫn giải xuống địa ngục, được nhìn thấy tận mắt Thập điện Diêm Vương. Một trong số các vị Diêm Vương đó đã tính toán những việc thiện cũng như công đức của ông khi còn sống rỗi cho phép ông được trở lại dương gian. Tuy câu chuyện trên chỉ là một truyền thuyết, không đáng tin cậy, nhưng qua đó, ta có thế thấy được ảnh hưởng sâu sắc của Thập điện Diêm Vương đối với dân gian. Hầu hết mọi người đều tin rằng địa ngục mà phẩm hồn con người đi đến sau khi chết cũng có mô hình "Thập điện Diêm Vương".
 
Hệ thống Thập điện Diêm Vương được xây dựng và phát triển trên cơ sở của 13 Minh Vương trong kinh Phật

Thập điện Diêm Vương được tiếp nhận rộng rãi

Sự xuất hiện của hệ thống Thập điện Diêm Vương là một hiện tượng xã hội hết sức thú vị. Diêm Vương và địa ngục tuy điều khiến mọi người cảm thấy sợ hãi nhưng lại được phần lớn người dân Trung Quốc đón nhận. Trước hết là do sự tiếp nhận đối với người cai trị chốn nhân gian. Mọi người coi Diêm Vương và địa ngục là những phương pháp bổ sung mang tính hình tượng hoá nhằm cảnh cáo, răn đe muôn người. Bên cạnh đó, mọi người cũng rất tán thành sự tồn tại của Diêm Vương địa ngục. Diêm Vương địa ngục đã trở thành một dạng bù đắp về tâm lý trong việc trừng phạt người xấu, đặc biệt là trừng phạt những người quyền quý những gian tà, bạc ác. Tất cả mọi người đều mong chờ Diêm Vương sẽ giúp mình soi xét, đấy tất cả bọn người xấu trên trần gian xuống các tầng địa ngục.
 
Địa ngục và Diêm Vương luôn khiến mọi người có cảm giác sợ hãi nhưng sự xuất hiện của Thập điện Diêm Vương lại được hầu hết dân chúng và các tầng lớp thống trị đón nhận và hoan nghênh
 
Diêm Vương tuy xuất thân từ Ấn Độ nhưng Thập điện Diêm Vương lại là các vị thần mang đậm màu sắc văn hoá dân gian Trung Quốc. Từ tên họ, tướng mạo, cho đến phục sức của họ đều đã được thay đổi theo phong cách của người Trung Quốc cổ đại. Thậm chí, cho đến ngày nay, rất nhiều người Trung Quốc Còn không biết rằng, vị Diêm Vương quen thuộc trong tín ngưỡng của họ lại có xuất xứ từ Ấn Độ. Từ đó, có thể thấy được sức mạnh to lớn của con người và văn hóa Trung Quốc trong việc đồng hóa và cải tạo các yếu tố văn hoá ngoại lai. Hơn nữa, việc biến đổi từ một Diêm Vương ban đầu thành Thập điện Diêm Vương như ngày nay cũng thể hiện sự tuỳ tiện của người Trung Quốc trong lĩnh vực tạo thần.

Những điểm bất hợp lý của Thập điện Diêm Vương

Hệ thống Thập điện Diêm Vương được xây dựng mô phỏng trên hệ thống quan nha của dương gian, là sự hình tượng hoá lý luận nhân quả báo ứng của Phật giáo. Tuy nhiên, trong hệ thống này vẫn tổn tại một số điểm bất hợp lý. Ví Dụ, những người thường xuyên than vãn kêu ca, những người quay về phương bắc đại tiểu tiện hoặc khóc lóc, đểu sẽ bị đày xuống để chịu khổ hình tại Đại Khiếu Hoán đại địa ngục và Uổng Tử thành. Như vậy, ngay cả quyển được kêu ca oán thán, nhân dân cũng không có. Hơn nữa, khi quan sát những người phải chịu khổ ở các tầng địa ngục, thì đa số họ điểu thuộc tầng lớp bình dân hạ đẳng trên nhân gian. Xem ra hệ thống Thập điện Diêm Vương cũng mang nhiều đặc điểm của xã hội phong kiến chứ cũng không hoàn toàn chấp pháp nghiêm minh, công bằng, chính trực. Tất nhiên, trong địa ngục cũng có rất nhiều người xấu, từng làm nhiều điểu bạc ác khi còn sống nhưng vẫn chưa bị trừng phạt thích đáng trên dương gian. Những người này sẽ bị đày xuống địa ngục để chịu đựng các hình phạt tàn khốc nhất. Điều này cũng phản ánh được một nguyện vọng rất tốt đẹp của nhân dân là "thiện hữu thiện báo, ác giả ác báo", dù nguyện vọng này được thể hiện một cách rất ngây thơ và đáng thương.
Viết bình luận của bạn