Thần tiền vẽ sắc màu
DANH MỤC SẢN PHẨM

Phong thổ là gì? Ảnh hưởng của phong thổ đến tướng mạo

Tâm Linh Số - Trâm
Th 2 18/07/2022
Chia nhân tướng thành 4 hình thái, lần lượt là thanh, kỳ, cổ, quái, nếu tướng chỉ ngoại hình mà thiếu thần khí thì ắt sẽ tạo nên đặc biệt.

Hình: hoà hợp với thẩn, khí

Nguyên văn chia nhân tướng thành thanh, kỳ, cổ, quái, nhưng mấu chốt vẫn phải xem thần và khí. Nếu thần và khí không hài hoà, có thần không có khí hoặc có khí không có thần, thậm chí không thần không khí thì ắt là tướng, cô đơn, thô tục, lạnh lùng và nông nổi, không phải là tướng mǎt đẹp.
 

Tổng kết thành ngũ hình bao gồm ngũ quan, ngũ đoãn, ngũ mạn, ngũ lộ, ngũ cấp, ngũ tàng.

Mà người có thần khí đẩy đủ, thì thanh như băng lạnh, kỳ như ngọc đẹp, cố như tùng trên vách đá, quái như đá tảng, rất khác với người thường, tướng mặt như vậy cực kỳ tôn quý. Người có tướng mặt như vậy nội tâm tu dưỡng không ai sánh bằng, công lao sự nghiệp vô cùng xán lạnh, tiếng tăm lẫy lừng.
 
Nguyên văn côn chia nhân tướng thành ngũ hình để miêu tả diện mạo con người: Ngū khoan (năm rộng) là chỉ tài năng học thức, đi đứng nằm ngồi, ăn uống, lời nói và hỉ nộ ai lạc của con người, nếu 5 phương diện này đều phong thái và có thần khí thì người đó ắt sẽ thành công trong sự nghiệp. Ngū đoản (năm ngắn) là chỉ hình thể của con người, gồm các bộ phận đầu, cổ, tay, chân, bụng, nếu các bộ phận này đều ngắn thì tướng mạo này thuộc loại trung luu. Ngũ mạn (năm chậm), bao gồm 5 phương diện thần, khí, tính, tình, ăn uống, mạn có nghĩa là chậm chạp, không vội vàng. Người có ngũ mạn thì có thể trường thọ, lại phát đạt muộn. Ngū lộ (nam lộ) là chỉ lông mày, mắt, tai, mũi, răng của con người, các bộ phận này đều lộ thì là tướng mạo khác thường, cho thấy rõ sự thanh cao mà mạnh mẽ, cô độc mà cao quý. Song nếu ngay cả thần cũng lộ thì là tướng chết yểu. Còn về ngũ cấp (năm nhanh), nguyên văn chỉ nói sơ qua, cho rằng người có đặc điểm ngũ cấp thì sớm phát tài nhưng lại dễ thất bại. Cuối cùng là ngũ tàng (năm ẩn), là chỉ, khi nhìn ẩn giấu sự thấu tỏ, khi nghe ẩn giấu khí, khi nói ẩn giấu âm thanh, diện mạo ẩn giấu sắc, khi suy nghĩ ẩn giấu hơi thở, người có ngũ tàng thì tướng mạo nhất định thanh kỳ, cao quý, người như vậy chắc chắn sẽ có thiên đỗ xán lạn.

Ngũ ác sát: nếu có tướng này không thể chết yên ổn

Tướng ngũ ác sát là chỉ trong mắt nổi gân đỏ, mắt trợn ngược, ánh nhìn sắc lạnh, tướng này gọi là đấu vòng sát (chết vì đấu đá). Hai lông mày sắc nhọn, lại ngắn, mắt ươn ướt như khóc thì tướng này gọi là tốt bạo sát (chết đột ngột). Mũi gãy khúc hoặc cong queo, cổ nghiêng lệch, mắt dê thì tướng này gọi là tự điếu sát (chết treo cổ). Mắt láo liên, khi ngủ miệng không khép thì tướng này gọi là cương thi sát (chết cứng). Các thớ thịt nổi khắp nơi, lại nhão không săn chắc thì tướng này gọi là hung bạo sát (chết hung bạo). Chỉ cần người nào có một trong năm loại tướng sát này thì sẽ không được chết yên ổn.
 
Tướng ngũ ác sát là 5 loại hung tướng, nếu người nào đó có 1 trong 5 loại tướng này thì không thể chết yên ổn

Phong thổ: Hình thành nên đặc sắc của tướng mạo

Đoạn này cũng giống như đoạn trên, ý nói những khu vực khác nhau tướng mạo con người cũng hình thành những đặc điểm khác nhau. Ở đây còn chỉ ra rằng, xem tướng không phải từ góc độ diện mạo và giọng nói, mà phải nghiên cứu từ sắc và khí của con người. Vì diện mạo và giọng nói trong một thời gian ngắn không dễ gì thay đổi, nền dễ quan sát. Còn khí sắc thì khác, sẽ liên tục thay đổi trong một ngày, khí sắc thay đổi theo tâm tư của con người, vì thế khó nắm bắt.

Khí sắc: sáng sủa là tốt

Nội dung này nói tới khí sắc của con người và mối quan hệ buồn vui liên quan tới lục phủ ngū tạng của cơ thể. Khí sắc phát ra từ nội tâm, tới khắp phổi, gan, thận, tỳ. Khí sắc tươi tắn, sáng sủa tượng trưng cho khí huyết toàn thân lưu thông, ăn uống điều độ, cho thấy người đó tâm tư thoải mái, vui vẻ. Khí sắc u tối, xám xịt tượng trưng cho tâm tư rối loạn, khí huyết không thông, ăn uống không điều độ, cho thấy tâm tư buồn phiền, u uất. Điều này cho thấy khi con người có tâm tư vui vẻ hoặc âu lo thì khí sắc cũng thay đổi theo, khí sắc phát ra bên ngoài giống như mây trôi che khuất mặt trời, khí sắc phát ở bên trong giống như tì vết trong miếng ngọc. Kinh văn còn nói khí sắc như tơ, như tóc, như ngô, như lúa, hơn nữa còn ở trạng thái dài, mảnh, tròn, xiên. Từ các hình thái trên có thể suy đoán ra trạng thái buồn vui của con người.
 
Hình như động vật: có thể biết được tiền đổ, kinh văn ví diện mạo của con người như hình dáng của rồng, hổ, trâu, từ đó phán đoán tiền đổ của con người. Tuy nhiên, xem tướng người dựa vào tướng rổng hổ xem ra không dễ chút nào, do vậy phải những người xem tướng giỏi, có kinh nghiệm mới có thể phán đoán chính xác.
Viết bình luận của bạn