Thành hoàng là gì? Nguồn gốc và giấy thông hành đến âm gian
Tâm Linh Số - Trâm
Th 4 01/06/2022
Sau khi đã được thần Thổ địa xoá tên khỏi sổ hộ tịch chốn dương gian, linh hồn còn phải đến chỗ của Thành hoàng để lấy giấy thông hành đến âm gian. Chỉ Khi có giấy thông hành này thì linh hồn mới vào được cõi âm, nếu không sẽ trở thành cô hồn dã quỷ lưu lạc mãi trên thế gian.
Linh hồn đến gặp Thành hoàng
Sau khi được Hắc Bạch Vô Thường giải đến gặp thần Thổ địa để xóa tên khỏi sổ hộ tịch chốn dương gian, linh hồn phải đi đến chỗ Thành hoàng để lấy giấy thông hành đến địa ngục. Tương chuyển, giấy thông hành này chính là tấm "hộ chiếu" của địa ngục do Diêm Vương cấp phát, được dùng làm giấy chứng nhận để vào cõi địa ngục. "Giấy thông hành" là một tờ giấy màu vàng có bể dài 3 thước, bề ngang 2 thước, được in ấn rất thô vụng với giá thành rẻ mạt. Trên mặt tờ giấy có in dòng chữ"Phong Đô thiên tử cấp giấy thông hành", Tất cả thiên hạ đều phải có giấy này, nếu không sẽ không đến được Phong Đô địa phủ để chuyển kiếp thăng thiên". Phần trên cùng của tờ giấy in hình Diêm La Vương, phần dưới cùng là ba dấu đỏ của "Phong Đô thiên tử", "Thành hoàng Phong Đô" và "huyện phủ Phong Đô". Sau khi được cấp giấy thông hành, linh hồn sẽ được Hắc Bạch Vô Thường áp giải đến Quỷ môn quan.
Giấy thông hành
Lai lịch và nhiệm vụ của Thành hoàng
Thành hoàng mà linh hồn cần phải gặp mặt có lai lịch như thế nào? Thành Hoàng có nguồn gốc từ phong tục cúng tế "thuỷ dung". "Thành" tức xúc bùn đất để đắp tường thành, "hoàng" nguyên nghĩa chỉ hào bảo hộ xung quanh thành nhưng không có nước bên trong. Người xưa xây thành với mục đích bảo vệ cho nhân dân sinh sống trong thành được bình an, vì vậy đã xây tường thành, thành lũy, cổng thành và hào nước rất kiên cố. Mọi người cho rằng, các sự vật có liên quan mật thiết đến sự an toàn trong cuộc sống và sản xuất của người dân đều có thần linh nên"thành" và "hoàng" đã được thần thánh hoá để trở thành vị thẩn bảo hộ cho thành trì của nhân dân. Nhiệm vụ ban đầu của Thành Hoàng là bảo vệ thành trì, giữ gìn trật tự trị an. Đến đời Minh - Thanh, Thành Hoàng được phong làm vị thần có trách nhiệm hộ quốc an bang, diệt trừ bạo ngược, trấn an dân lành, cai quản vong hồn, gọi gió hôn mưa. Các quan khi nhiệm chức đểu phải đến trước thần Thành Hoàng tuyên thệ vào cúng bái nhằm cầu xin được thần phù hộ. Khi các đạo sĩ làm phép đạo tràng để siêu.độ vong hồn, đểu phải ban hành "Thành hoàng điệp" (sớ Thành hoàng) để báo cáo với Thành hoàng mới móng áp giải được vong hồn nhập đàn.Những anh hùng lẫm liệt sau khi chết sẽ trở thành Thành hoàng Thành hoàng là cấp trên của thần Thổ,địa trong hệ thống quan phú quới địa ngục, tương đương với chức quản trị huyện ở dương gian. Vì trên trần gian có ae annie ouran ri huyện nên số lượng cảm vị Thành hoàng duðl âm phủ cūng nhiều o cac ghi chép, ho von dệu là các bác anh hung ăm iat,đức với nhân dân nên sau khi ông qua dời, người dân đã lập ông làm Thành hoàng.Sở di dân gian lập những anh hùng làm Thành hoàng là vì hy vọng anh linh của hôn vẫn tiếp tục đánh đuổi các thế lực tà ác, bảo hộ muôn dân như khi còn sống. Chính Vì có nhiệm vụ này, nên tại tất cả các thôn làng lớn nhỏ đều xây dựng miếu Thành Hoàng. Vì vậy, số lượng thẩn Thành hoàng mới trở nên rất đông đảo.
Nguồn gốc và chức vụ của Thành Hoàng
Tín ngưỡng Thành hoàng
Nhân dân hết sức sùng tín Thành hoàng, từ đó đã hình thành nên các hoạt động như xin giấy đi đường, đốt đơn kêu oan, trú miếu trừ bệnh, Thành hoàng tuần,... Những người chết bỏ xác nơi đất khách, nếu muốn được trở về quê nhà an táng đều phải đến miếu Thành hoàng xin giấy đi đường. Bằng không, vong hồn của họ sẽ trở thành quỷ nơi đất khách. Người dân nếu gặp oan khuất trong cuộc sống,có thể viết đơn rồi đến đốt trước miếu Thành hoàng, sẽ được Ngài giúp kêu oan. Trú miếu trừ bệnh tức những người nếu mang bệnh tật có thể đến sống trong miếu Thành hoàng để không cho tà ma lại gần, bệnh tật sẽ tự nhiên mà khỏi. Xin xử kiện đêm thức người dân cầu xin Thành hoàng mở phiên tòa ban đêm để xử án cho các vong hồn; khi đó, sẽ có mấy đồng cốt nam tham gia, một người đóng vai vong hồn, những người còn lại ngồi tụng kinh. Đồng cốt nam đóng vai vong hồn sẽ tự xưng là Thành hoàng, mở công đường xử án. Trước hết, "Thành hoàng" sẽ khuyên ma quỷ trả lại linh hồn cho người bệnh; nếu ma quỷ nghe theo lời khuyên thì sẽ đưa ra một số điều kiện để đòi "trả ơn"; nếu ma quỷ không theo theo lời khuyên thì "Thành Hoàng" sẽ dọa dẫm, đe nẹt. Hoạt động Thành hoàng đi tuổi mỗi năm được cử hành ba lần vào các mùa xuân, thu, đông. Mùa xuân vào tiết Thanh minh, gọi là "Thụ quỷ"; mùa thu vào ngày rằm tháng bảy, gọi là "Phỏng quỷ" và mùa đông vào ngày 1 tháng 10, gọi là "Phóng quỷ". Ngoài các hoạt động thường thấy kể trên, nếu trong vùng có bệnh dịch hay bệnh truyền nhiễm hoành hành, người dân cũng thường.đến miếu rước thần Thành hoàng đi khắp vùng để trấn áp ma quỷ, bảo vệ cho cuộc sống dược thái bình, ấm no.
Thành hoàng trừng phạt cái ác
Tương truyền bắt đầu từ triều Minh, thần Thành hoàng trở thành vị Đại Tổng Quan cai quản dương gian và cõi âm. Nếu người dân nảy sinh mâu thuẫn kéo dài, không thể giải quyết được, phần lớn đều tìm thần Thành hoàng để xin phán xét. Sự Kiện ngày càng chuyển tụng càng mang đậm màu sắc thần bí. Trong thư tịch cổ có ghi chép rất nhiều câu chuyện thần Thánh hoàng giúp nhân dân phân xử những vụ án rắc rối khó khăn. Tất cả các câu chuyện này đều được trần thuật một cách sinh động, hấp dẫn như thật. Phần lớn những câu chuyện có liên quan đến Thành Hoàng đểu để cập đến uy lực của "thần" nhưng bên cạnh đó cũng thể hiện trí tuệ của người đương thời. Tuy nhiên, tựu trung lại, ý nghĩa nổi bật nhất của các câu chuyện này vẫn là triết lý tư tưởng "tà không thắng chính" và "phạm tội khó thoát".
Thành hoàng làm điều gian ác
Mọi người đều cho rằng những bậc trung thẩn nghĩa sī sau khi chết sẽ được phong làm Thành hoàng. Vì vậy, phần lớn Thành hoàng đều là những người chính trực, vô tư, căm ghét cái ác, diệt trừ gian tà, bảo vệ người lương thiện. Cố rất nhiều câu chuyện như vậy được lưu truyền rộng rãi trong dân gian. Tủy nhiên, cõi âm tào địa phủ không phải đầu đâu cũng giống nhau nên trong số các Thành hoàng cũng xuất hiện một số phần tử hủ bại, gian tă. Trong cuốn sách "Tân tế hài" của học giá Viên Mai dưới đời nhà Thanh có ghi lại câu chuyện về một vị Thành hoàng đã cố tình bảo vệ cho bọn đạo tặc hoành hành nhũng nhiễu dân chúng nhằm vơ vét của cải. Dù là Thành hoàng giúp dân trừ ác hay Thành hoàng làm điều gian là, tất cả đều chỉ là do người dân tưởng tượng nên mà thôi. Khi không còn nơi nào để nhờ cậy, người dân luôn hy vọng Thành hoàng sẽ đứng chủ trì công đạo, từ đó tìm thấy niềm an ủi. Nhưng khi tất cả mọi điều trên thế gian đều là thối nát, người dân lại cho rằng dù có là thần tiên thì cũng phải bó tay, thậm chí lại tiếp tay cho kẻ xấu làm càn.