Thần tiền vẽ sắc màu
DANH MỤC SẢN PHẨM

Tần Quảng Vương là ai? Điện thứ nhất tính toán công-tội, thiện-ác ở kiếp này

Tâm Linh Số - Trâm
Th 4 08/06/2022
Trong vòng bảy bảy bốn chín ngày, trăm ngày, một nǎm và ba nǎm sau khi con người chết đi, vong linh ở dưới âm gian sế phải tiếp nhận sự phán xét và thẩm định về tội nghiệp của mình. Tuần thất đầu tiên sau khi chết, vong linh sẽ chịu sự phán xét của Tần Quảng Vương ở điện thứ nhất. Trong điện của Tần Quảng Vương có những công cụ để phán xét như sổ sinh tử, cân thiện ác, gương chiếu nghiệp và hài đại địa ngục là Bão Trụ địa ngục và Hỏa Sàn Địa ngục.

Thập điện Diêm Vương

Bảy bảy bốn chín ngày sau khi con người chết đi là thời điểm "thận trung" (thận trọng lo tang lễ). Trong thời gian này, thân nhân của người quá cố sẽ tổ chức siêu độ cho vong linh người đó, để người chết có thể tiếp nhận được công đức, để có thể đầu thai vào cõi tốt hơn. Sau đó, vào dịp trăm ngày, tròn năm và ba năm vẫn có thể tiếp tục cúng tế, gọi là "truy viễn" (tưởng nhớ người chết đã lâu). Trong bảy tuần thất, mỗi tuần vong linh sẽ phải đi qua một điện; vào dịp trăm ngày, tròn năm và tròn ba năm lại tiếp tục qua ba điện nữa, tổng cộng là 10 điện; mỗi điện đểu có một vị Diêm La Vương, gọi chung là Thập điện Diêm Vương: Điện thứ nhất Tần Quảng Vương; điện thứ hai Sở Giang Vương; điện thứ ba Tống Đế Vương; điện thứ tự Ngũ Quan Vương; điện thứ năm Diêm La thiên tử; điện thứ sáu Biện Thành Vương; điện thứ bảy Thái Sơn Vương;điện thứ tám Đô Thị Vương; điện thứ chín Bình Đẳng Vương và điện thứ mười Chuyển Luân Vương.
 
Khi vong hồn đi đến đầu phía bên kia của con đường Hoàng tuyền, sẽ đến Thập điện Diêm Vương dưới địa phủ. Trước tiên, vong hồn sẽ phải chịu sự phán xét của Tần Quảng Vương ở điện thứ nhất.

Tần Quảng Vương

Tần Quảng Vương sinh ngày 1 tháng 2 âm lịch, tâm tính chí nhân chí hiếu, chuyên cai quản việc thọ yểu, sinh tử của con người trên dương gian; đồng thời cũng cai quản tất cả những chuyện cát hung trong hình ngục ở cõi âm gian. Điện Tần Quảng Vương ở bên ngoài tảng đá Ốc Tiêu trên biển lớn, thuộc hướng chính tây của con đường Hoàng tuyền. Những người lương thiện, khi hết dương thọ sẽ có sai dịch đến đón đi đầu thai. Những người có công và tội ngang nhau sẽ được đưa đến chỗ Chuyển Luân Vương ở điện thứ mười để được tha bổng, căn cứ vào những việc thiện ác đã làm ở kiếp trước mà được đầu thai, có thể là nam chuyển thành nữ hoặc nữ chuyển thành nam; tính toán, cân nhắc phú quý nghèo hèn để giải trừ oan nghiệp tương báo. Những người tội nghiệt sâu nặng sẽ bị giải đến tiểu địa ngục hoặc đại địa ngục thuộc các điện khác nhau để chịu hình phạt thích đáng nhằm tiêu nghiệp. Những phán quyết của tòa án trên dương gian thường dựa vào nhân chứng vật chứng; nếu không có chứng cứ thì sẽ không thể định tội. Tuy nhiên, việc phán quyết dưới địa ngục xem ra lại nhẹ nhàng hơn rất nhiều so với chốn dương gian. Nguyên nhân là vị dưới địa phủ có những công cụ định tội rất "tiên tiến" như sổ sinh tử, cân thiện ác, kính chiếu yêu,..

Sổ sinh tử

Dưới địa ngục, vật có tầm ảnh hưởng lớn nhất đối với con người trên trần gian chính là "sổ sinh tử". Sổ sinh tử trực tiếp cai quản dương thọ của mọi người trên trần thế và thậm chí còn có sự chuẩn xác đến từng giây từng phút. Khi con người được chuyển kiếp, trong sổ sinh tử đã quy định rõ ràng ràng người này cụ thể sẽ sống đến giờ, ngày, tháng, năm nào. Tần Quảng Vương ngày nào cũng phải xem xét một lượng lớn những cuốn sổ sinh tử. Khi nhìn thấy một người nào đã đến lúc hết thọ, Tần Quảng Vương sẽ lập tức phái Hắc Bạch Vô Thường đoạt mệnh của người đó, không chậm một giây phút nào. Tất nhiên, mọi người đều hy vọng tuổi thọ của mình càng kéo dài càng tốt. Nếu trong tay Diêm Vương Không có cuốn sổ sinh tử ghi chép giờ sinh giờ chết của mỗi người thì ngài cũng không thể biết được người này sẽ chết vào lúc nào, như vậy người đó có thể được sống mãi mãi. Trong tác phẩm "Tây du ký", Tôn Ngộ Không khi xuống địa ngục đã gạch tên của mình trong cuốn sổ sinh tử ở đây. Trên thực tế, chi tiết này thể hiện tâm nguyện phổ biến của tất cả mọi người, hy vọng tuổi thọ của mình được kéo dài mãi mãi.
 

Cân thiện ác

Trong cõi địa ngục tối tăm có một cuốn sổ ghi chép tất cả những hành vi thiện ác của mỗi người khi còn sống trên dương gian, được gọi là "số thiện ác".Theo truyền thuyết, tất cả mọi việc làm dù thiện hay ác của mỗi người khi còn sống, thậm chí chỉ là những ý nghĩ thiện ác mới nhen nhóm trong đầu cũng đều được ghi chép lại rất đầy đủ trong cuốn sổ thiện ác của người đó ở dưới âm gian.Vì vậy, có thể nói rằng, nội dung của cuốn sổ thiện ác này chắc chắn sẽ vô cùng.phong phú và phức tạp. Nếu dựa vào cuốn số này để tìm hiểu về sự thiện ác của mỗi người, chắc chắn Diêm Vương sẽ thấy rất mệt mỏi. Trong địa ngục, mỗi phút mỗi giây đều có rất nhiều linh hồn đang chờ được phán xét, Diêm Vương Hắn sẽ không đ thời gian và sức lực để lật giở hết từng cuốn sổ thiện ác một.Bạn không nên lo lắng về điều này bởi Diêm Vương còn có một bảo bối chấp.pháp khác, đó chính là "cân thiện ác". Diêm Vương chỉ cần đặt cuốn sổ thiện ác của từng người lên cân là sẽ biết ngay người này khi còn sống đã làm nhiều việc thiện hay làm nhiều việc ác.
 
Đài nghiệt kính
Tần Quảng Vương phán đoán công tội rất nghiêm minh và cẩn trọng, lãi soi xét cụ thể đến từng chân tơ kẽ tóc nên tất cả những kẻ ác đều sẽ khó mà thoát khỏi pháp nhãn của ngài. Những kẻ ác ôn ngoan cố, gian trá, xảo quyệt, điêu ngoa, ăn nói lật lọng, đứng trước mặt thần mạnh dù chết cũng không nhận tội; bọn chúng khi còn sống trên dương gian đã như vậy, khi chết xuống địa ngục cũng vẫn như vậy, tính ác không chịu sửa đổi. Tần Quảng Vương đã có một phương pháp tuyệt diệu, không cần phải mất công nghe những lời biện bạch hùng hồn của chúng, đó chính là Đài nghiệt kính."Nghiệt kính" còn có tên gọi khác là "nghiệp kính", là linh khí của trời đất trải qua hàng trăm nghìn năm hội tụ lại mà thành, rất cao to và kiên cố. Phật Giáo gọi tâm, khấu và ý là "tam nghiệp", vì vậy, nghiệt kính có thể phản chiếu rất rõ ràng cả tâm, khẩu và ý của mỗi vong hồn. Nghiệt kính nằm trên đài nghiệt kich; bề rộng và bề cao của đài khoảng vài trượng, được khảm trên một vách đá cao.  Xung Quanh đài nghiệt kính có vô số mây đen bay lượn, khung cảnh rất u ám đáng sợ. Một khi kẻ tội phạm được dẫn giải đến trước đài nghiệt kính, sẽ lập tức hiện hình, tất cả tội trạng của kẻ đó lúc sinh thời, từ khi còn sống cho đến lúc chết đều sẽ được phản ánh rõ ràng và đầy đủ, không sót một chi tiết nào, đặc biệt tội ngỗ nghịch bất hiếu, lừa thầy diệt đạo, vong ân bội nghĩa, xúi bẩy người khác phạm tội, giết người đốt nhà hoặc gian dâm trộm cướp lừa đảo, hoặc xúi bẩy quần chúng bạo loạn,... Tất cả đều rất rõ ràng và chi tiết, những tội ác phải bị phán xét cũng như những báo ứng mà kẻ gây tội phải nhận lấy. Những Vong hồn đā từng phạm tội khi còn sống trên dương gian, gieo nhân nào sẽ gặt quả ấy, tất cả tội ác đều được hiển hiện rất đầy đủ trên mặt kính thần rộng lớn,lần lượt từng tội ác một, không thiếu bất cứ một chi tiết nào. Điều này khiến các vong hồn không còn dám ngụy biện, đành phải cúi đầu nhận tội. Tương truyền nghiệt kính còn có một tác dụng khác, ngoài việc phản chiếu tất cả những hành vi của một người trong suốt cuộc đời, nghiệt kính còn có thể phản chiếu những việc người đó đã từng làm ở kiếp trước. Câu chuyện"Bảy tên trộm đòi mạng" trong "Tử bất ngữ" có kể về một vị tú tài tên là Thang Sī Khôn, tuy ở kiếp này đã làm không ít việc thiện nhưng vì kiếp trước đã từngphạm nhiều tội ác, được phản chiếu lại qua đài nghiệt kính, nên vẫn phải chịu hình phạt.
 
 

Kẻ làm trái đạo lý sẽ phải điền chữ thiếu

Những người làm công tác giáo dục hoặc các tăng ni, đạo sĩ vốn gánh vác trách nhiệm do thần thánh giao phó, nhiệm vụ chính của họ phải truyền đạo giác ngộ, hướng dẫn mọi người cùng đi theo lẽ phải. Tuy nhiên, một số người đắm chìm trong tham lam và dục vọng, ham cầu danh lợi nên đã lợi dụng thân phận của mình để lừa lấy tiền tài hoặc sắc dục; mượn danh bùa chú để buôn thần bán thánh, lừa gạt người khác; phá hoại sự trong sạch, tôn nghiêm của chính đạo; khiến các tín đồ sinh lòng nghi hoặc, đó là một tội lỗi rất lớn. Với những kẻ phạm tội này, khi hết dương thọ sẽ không được thần Phật Phù hộ, không nhận được sự siêu độ của người nhà và sau khi phán xét sẽ lập tức bị áp giải đến căn phòng tối trong hàng vạn năm, chịu hình phạt điển những câu chữ còn thiếu trong sách kinh. Nơi này rất tối tăm, không có ánh sáng, chỉ có một ngàn bình đựng dầu hỏa nhưng lại không có đèn, trong mỗi thùng chứa hơn mười cân dẫu và chỉ có một cái bấc đèn rất nhỏ, lúc sáng lúc tối, lập lòe, le lói, không thể nhanh chóng bổ sung hết được những chỗ còn thiếu của sách kinh. Kẻ phạm tội sẽ phải viết bổ sung chữ thiếu trong khung cảnh như vậy, viết một chữ lại sám hối một lần; cứ lần mò như vậy mãi cho đến khi một ngàn thùng dẫu kia cạn kiệt thì sẽ bị áp giải đến một địa ngục khác để tiếp tục chịu phạt.

Kẻ được hưởng phúc nhưng lại tạo nghiệp sẽ bị đày xuống  A Tỳ địa ngục vĩnh viễn

Trên thế giới có rất nhiều những kẻ giả làm tăng ni đạo sī, lừa gạt người học đạo; tuy ở địa vị cao nhưng lại không để tâm vào việc tu hành truyền đạo,chỉ mê đắm danh lợi, thậm chí không từ bất cứ một thủ đoạn nào nhằm đạt được mục tiêu của mình. Họ rất giỏi tính toán, có thể nói những lời hay ý đẹp, thường gây nên sóng gió, dựng chuyện thị phi, tạo ra xung đột nhằm thỏa mãn dục vọng của bản thân. Họ thường mang nhiều bộ mặt, xúi giục mọi người làm những điều sằng bậy mà vẫn thản nhiên không biết xấu hổ.Trong xã hội, những người như vậy thậm chí còn nguy hại hơn nhiều lần so với những kẻ bạc ác thông thường. Họ tuy được hưởng phúc nhưng lại hành động hồ đồ, thậm chí còn gây hại cho người khác. Tất cả những người này sau khi chết sẽ bị đày xuống  m Ty địa ngục, liên tiếp chịu hình phạt, vĩnh viễn không được siêu sinh và cũng không được luân hồi đầu thai.
 
 

Người thành tâm tu hành sẽ được sống mãi ở miền Cực Lạc

Những thiện nam tín nữ, tỳ kheo và ni cô thành tâm tu hành,chuyên tâm tụng niệm thần chú, Phật hiệu, tuy đôi lúc còn có sai sót hoặc bỏ qua câu chữ những nhà Phật coi trọng sự thành tâm chứ không soi xét về mặt câu chữ. Những người thành tâm tu hành như vậy sẽ được Phật giáng chỉ không cần phải bổ sung sách kinh; mỗi ngày mùng 1 đầu tháng đều sẽ được ghi công đức vào trong số thiện. Con người sống trên thế gian, nếu có thể thường xuyên hướng về phía Tây thành tâm lễ bái, miệng niệm tên hiệu của Phật A Di Đà, học theo tấm lòng bao dung độ lượng rộng lớn của người, tạo phúc đức cho tất cả chúng sinh. Bên Cạnh đó, nếu có thể thường xuyên tưởng nhớ công đức Phật, tụng kinh niệm chú,chấp hành nghiêm chỉnh các giới luật, cầu nguyện kiếp này có thể vãng sanh đến miền Cực Lạc; đồng thời thể nguyễn sẽ thành tâm tu luyện, tích cực truyền bá Phật pháp, làm lợi cho tất cả chúng sinh. Những người như vậy sau khi hết dương thọ sẽ ngay được Phật đón tiếp, vãng sinh đến cõi Cực Lạc. Những người thường xuyên tích đức hành thiện vào ngày mùng 1 tháng 2 âm lịch hàng năm thì công đức sẽ còn lớn hơn nữa. Tất cả chúng sinh trong cõi địa ngục; nếu trước, trong và sau khi phải chịu đựng khổ ải ở đây vẫn có thể ghi nhớ được tên hiệu của Phật A Di Đà, đọc to tên hiệu ấy mười lần với sự thành tâm cao độ, vẫn có thể được giải thoát khỏi những nỗi khổ ải của địa ngục, được Phật đón về thế giới Cực Lạc.
 
 

Bão Trụ địa ngục (địa ngục ôm cột)

Trong chế độ xã hội hiện nay, khi nền kinh tế có nhiều bước phát triển lớn mạnh so với trước đây, đời sống vật chất của con người đã được nâng cao rõ rệt. Tư tưởng của mỗi người cũng đã cởi mở, phóng khoáng hơn trước rất nhiều. Những thay đổi này đã mang lại cho con người sự tự do cũng như nhiều lợi ích thiết thực khác. Tuy nhiên, một điều không thể phủ nhận là những thay đổi này cũng đã dẫn đến rất nhiều hậu quả xấu như mất cân bằng sinh thái, suy thoái về đạo đức, nghèo nàn về tinh thần, nhân cách sa đọa. Những hậu quả đó đã khiến khoảng cách giữa con người với con người trở nên xa cách, mọi người lạnh nhạt, vô tình với nhau hơn và không có tầm nhìn xa trông rộng trong cuộc sống hiện thực. Bên cạnh đó, cuộc sống cũng đầy rẫy những xung đột và bạo lực, sa đọa và truỵ lạc.
 
Những người dụ dỗ, xúi giục người khác phạm tội tà dâm, sau khi chết sẽ bị đày xuống Bão Trụ địa ngục.
 
Tục ngữ có câu "no cơm ấm cật, dậm dật tay chân", cuộc sống đầy đủ, nấm dễ khiến con người có tư tưởng dâm dục. Sự tà dâm có thể khiến quốc gia mất đi cương thường, người dân đánh mất lương tri. Trong xã hội hiện đại, chúng ta có thể nhìn thấy, nghe thấy rất nhiều những điều dâm ô truỵ lạc; một số nguờivô trách nhiệm đã công nhiên cổ súy cho những luận điệu như tự do tình dục,quyền tự chủ trong tình dục, để xướng "tình một đêm", "quan hệ tình dục trước hôn nhân",... Bên cạnh đó là sức ảnh hướng, tuyên truyền rộng rãi của các phương tiện truyền thông, sách báo, phim ảnh và một lượng lớn các loại băng dĩa. Thậm chí còn có những người thích quan hệ tình dục bừa bãi hoặc tà dâm đến độ đối vợ và người yêu cho nhau để thoả mãn dục vọng của mình. Họ đâu biết rằng tai họa ẩn sau những hành vi đó là vô cùng to lớn, thậm chí sẽ gây họa đến cả những thế hệ sau. Cái hoạ ấy mới thật là đáng sợ!"Bể dục vô biên khỏi dâm tà; Gường đồng cột lửa ấy là nhà", kẻ dâm ô tà dục sau khi chết sẽ phải sống ở địa ngục Đồng Sàng, Hoả Trụ. Tà dâm là tội ác đứng hàng đầu, dục vọng lại càng là cái tội lớn lao hơn. Những kẻ dụ dỗ người khác tà dâm hoặc bản thân mình phạm tội tà dâm, bản tính đến chết không đổi thì sau khi chết sẽ bị đày xuống địa ngục, phải lấy thân mình ôm cột lửa, để ngọn lửa thiêu đốt dẫn da thịt cho đến khi cả xương thịt và máu trong người đều bị đốt cháy, hóa thành tro bụi; sau đó lại theo gió mà sống lại, tiếp tục chịu tội ôm cột lửa, cứ lặp đi lặp lại như vậy, giống như con thiêu thân lao mình vào lửa, nếm trải đủ mùi đau khổ thể thảm mà không thể cưỡng lại được. Đến khi đã trả hết tội, vong hồn sẽ được đầu thai trở thành súc sinh; sau khi chết đi lại sẽ được đầu thai trở thành người lần nữa nhưng sẽ phải sống cuộc đời bẩn tiện, nghèo hèn, nhiều bệnh tật, đoản mệnh và vợ(hoặc chồng) không chung thuỷ.

Hoả Sàng địa ngục (địa ngục giường lửa)

Sách "Kinh luật dị tướng" viết: "Những kẻ tà dâm khi chết, nam sẽ phải ôm cột đồng, nữ sẽ phải nằm giường sắt". Sách "Chính pháp niệm sở kinh" lại viết: "Những kẻ thích sát sinh, mang thịt chúng sinh đi rán, quay, tiềm, luộc,hấp, hầm hoặc thường xuyên dẫm đạp lên các loài côn trùng nhỏ; sau khi chết sẽ bị đày xuống địa ngục và phải chịu đựng những hình phạt vô cùng thống khổ trong thời gian rất dài, người bình thường khó mà tưởng tượng được". Khi Tội lỗi này đã được trả xong rồi, nếu vẫn còn những tội nghiệp khác thì sẽ bị đày xuống các địa ngục khác, cứ lần lượt chịu từng tội một như vậy cho đến khi toàn bộ tội nghiệp đã được trả hết.
 
Những người phạm tội sát sinh hoặc giết người, sau khi chết đều sẽ bị đày xuống địa ngục; nam giới phạm tội tà dâm sẽ phải xuống Bảo Trụ địa ngục; nữ giới phạm tội tà dâm sẽ bị đày xuống Hỏa Sàng địa ngục.
 
Sát sinh và dâm loạn là những trọng tội căn bản của địa ngục. Tất cả sát nghiệp đều do tham và sân tạo nên. Vì tham lam nên nhất thời muốn ăn no bụng hoặc vì tâm lý tức giận (sân) nên đã tạo thành tội ác tày trời. Mạng sống của mỗi người đều vô cùng đáng quý, bất cứ ai cũng không có quyền tùy tiện chà đạp lên mạng sống của người khác. Trong tất cả chúng sinh, liệu có loài nào tình nguyện để bị sát hại một cách oan ức? Chúng sinh nào bị sát hại mà lại không ốm hận trong lòng? Đã ôm hận trong lòng, ai lại chẳng chờ cơ hội báo thù? Sát sinh đã như vậy, huống chi là giết người? Địa ngục là một xã hội rất công bằng, nghiêm minh và chính trực; ở kiếp trước, vong hồn đối đãi với chúng sinh như thế nào thì sau khi chết đi sẽ được đối đãi lại tương tự như vậy,tuyệt đối không có bất cứ sự miễn trừ hay thay đổi nào. 
Nếu muốn sau khi chết không bị trừng phạt ở cuối địa ngục thì chỉ có cách làm thật nhiều việc tốt khi còn sống, cố gắng kết nối thiện duyên rộng lớn, tích cực rèn luyện để trở thành một người có ích cho mọi người, có ích cho xã hội.
Viết bình luận của bạn