Thần tiền vẽ sắc màu
DANH MỤC SẢN PHẨM

Vọng hương đài: Nơi vong linh nhìn lại người thân lần cuối

Tâm Linh Số - Trâm
Th 7 04/06/2022
Sau khi qua Tam Sinh thạch, trước khi đến báo cáo ở địa phủ, vong linh vẫn còn muôn phần lưu luyến người thân, dù có bị quân quỷ quát nạt giục giã, vong linh cũng phải cố lên bằng được Vọng Hương đài để quay đầu nhìn lại quê hương một lần sau cuối, khóc to lên một tiếng, sau đó mới đành lòng đi xuống âm tào địa phủ.

Nguồn gốc của Vọng Hương đài

Truyền thuyết kể rằng, thời xưa, hàng đêm, trên đỉnh cao nhất của những ngọn núi nổi tiếng luôn có một số ma quỷ khóc lóc kêu gào, tiếng khóc thật kinh thiên động địa, vô cùng bi thương, khiến người ta nghe thấy mà rơi lệ. Những tiếng kêu khó đó đã làm náo động cả chốn địa phủ, khiến nơi đây không thể yên tĩnh được. Diêm Vương đêm nào cũng nghe thấy tiếng khóc than của ma quỷ, trong lòng cảm thấy rất khó chịu. Diêm Vương đại từ đại bi, động lòng trắc ẩn nên đã cho xây dựng Vọng Hương đài ở một nơi cách điện Thiến Tử không xa, để những vong hồn chuẩn bị xuống âm tào được ngoái nhìn lại quê hương và những người thân yêu của mình thêm một lần nữa. Vì vậy, Vọng Hương đài còn có một tên gọi khác là Tư Hương lĩnh (núi nhớ quê),trở thành "thánh địa" liên lạc tình cảm giữa người sống và người chết, thành"cửa sổ" để các vong hồn nhìn lại chốn dương gian. Quả đúng là: "Trên Vọng Hương đài hồn hốt hoảng. Đôi mắt mở to lệ hai hàng. Vợ dại con thơ bên linh cửu; Bè bạn tề tựu tại linh đường".
 
Sau khi đi qua Tam Sinh thạch, trước khhi vong linh đến địa phủ, sẽ được lên Vọng hương đài, quay đầu nhìn lại quê hương lần cuối cùng để khóc thương.

Tác dụng của Vọng Hương đài

Sau khi con người chết đi, "Một ngày không ăn cơm trần gian; Hai ngày đã đến cõi âm gian. Ba ngày lên đến Vọng Hương đài; Nhìn lại người thân đang khóc than". Vọng Hương đài là nơi vong linh cáo biệt với dương thế và người thân một lần sau cuối. Vọng Hương đài ở cõi âm gian được xây dựng' vô cùng kỳ quái với phía trên rộng, phía dưới hẹp, phẩn phía trước cong như cánh cung, phấn phía sau thắng như một dây cung. Ngoài một con đường đá rất nhỏ dẫn lên Vọng Hương đài, bốn phía xung quanh đều là những núi đao cây kiếm, vô cùng hiểm trở. Đứng trên Vọng Hương đài, có thể nhìn thấy rốn cả năm châu bốn biển. Ban đầu, Vọng Hương đài được đặt điện thứ nhất, vì Sao Lão Diêm La ban đẫu cai quản ở điện này. Ngài quá đỗi từ bi, rất thương xót những kẻ chết oan nên đã nhiều lần cho họ được hoàn dương rửa tội; Vậy, ngài bị giáng xuống điện thứ năm, cai quản Khiếu Hoán đại địa ngục và 16 Trụ Tâm tiếu địa ngục.

Vọng Hương đài ở Phong Đô

Vọng Hương đài ở quỷ thành Phong Đô, thuộc địa phận thành phố Trùng Khánh được bắt đầu xây dựng vào năm 1985. Vọng Hương Đài là nơi người chết nhìn lại quê hương lần cuối, từ biệt những người thân yêu. Tác giả La Mậu Đăng đời Minh đã viết trong cuốn "Tây Dương ký" rằng: Thường là người ra sau khi chết đi, ngày đầu tiên đều phải tề tựu tại miếu Thập địa tại địa phương; ngày thứ hai sẽ bị giải đến miếu Đông Nhạc; gặp Thiên Tề Nhân Thánh Đại Đế lấy số; ngày thứ ba mới được đến quỷ quốc Phong Đô. Tuy nhiên, khi đến đây,vong hồn vẫn không cam tâm; Diêm Vương bèn ra một hiệu lệnh, cho phép vong hồn đến đài này để nhìn về quê hương, mỗi người đều khóc to lên một hồi rồi mới an lòng trở về với đất. Vì vậy mà đài này mới được gọi là "Vọng Hương đài". Tất nhiên, con người sau khi chết sẽ tan biến đi như tro bụi, sao còn có thể đến duc Vọng Hương đài? Thế nhưng khi đứng trên Vọng Hương đài, tình cảm gắn bó máu thịt giữa con người với quê hương lại trở nên gân gūi, sâu nặng hơn bao giờ hết. Năm 1989, khi Trịnh Thụy Thuấn đi cùng với một người bạn Đài Loan Là Tôn tiên sinh hồi hương thăm người thân, khi lên Vọng Hương đài, tứ thơ dạt dào đã ngẫu hứng đọc một bài thơ rằng: "Cửa biển mây mờ che mặt nước; Trên Dong hương dài nhớ tình xua. Lưu lạc xứ Đài bao mộng tưởng; Lá rụng về cội,đến quỷ thành".
Hoa bỉ ngạn nở trên con đường Hoàng tuyền, đầy cũng chính là màu sắc và cảnh vật duy nhất trên con đường Hoàng tuyền dài thăm thẳm. Màu sắc, cảnh vật ấy mang lại cho vong linh vừa rời khỏi trần thế ít nhiều an ủi và sự chỉ dẫn. Vong linh sẽ đi theo sự chỉ dẫn của loài hoa này để đến cõi địa ngục thâm u.

 Con đường Hoàng tuyền

Nguyên nghĩa của từ Hoàng tuyền là dòng suối dưới lòng đất, về sau, từ này được sử dụng để gọi chốn âm tào địa phủ. Con đường Hoàng tuyền cũng trở thành con đường mà tất cả các linh hồn đểu phải đi qua để đến được âm tào địa phủ. Sau khi đi hết con đường Hoàng tuyển, cũng có nghĩa là linh hồn sẽ bị Diêm La Vương phán xét và chịu sự trừng phạt cuối cùng ở 18 tầng địa ngục. Trên con đường Hoàng tuyền có rất nhiều cô hồn dã quỷ, họ đều là những người tuy dương thọ chưa tận nhưng lại bị chết một cách bất bình thường; họ vừa không thể lên trời, vừa không được đầu thai và lại càng không thể đến cõi âm gian; chỉ có thể lang thang vô định trên con đường này, đợi đến khi dương thọ tận rồi mới được đến âm gian báo cáo, nghe theo sự xử trí của Diêm La Vương. Trên con đường Hoàng tuyền còn có hoa bỉ ngạn nở đỏ rực như lúa.

 Hoa bỉ ngạn

Hoa bỉ ngạn, còn gọi là hoa đón tiếp, mọc ở bên sông Tam Đồ. Ở đây, loài hoa này luôn nở rộ, nhìn xa trông rất giống với một tấm thảm bằng máu;lại vì màu hoa đỏ rực rất giống với màu lửa nên con đường Hoàng tuyền còn được ví von là "con đường rực lửa". Đây cũng chính là màu sắc và phong cảnh duy nhất trên con đường Hoàng tuyển dài thăm thẳm. Vong linh sẽ đi theo sự chỉ dẫn của hoa bỉ ngạn để đến được cõi địa ngục tối tăm. Tương truyền, hương hoa bỉ ngạn rất có ma lực, có thể kêu gọi ký ức về kiếp trước của người chết trở về. Phật giáo cho rằng, hoa đồ mi là loài hoa nở sau cùng, đến khi hoa đồ mi nở thì các loài hoa khác đều tàn ta, chỉ còn lai những bông hoa bi ngan lang quên kiếp trước mà thôi. Trong kinh Phật viết rằng:"Hoa bi ngan, no mot ngàn năm, rụng một ngàn năm, hoa và lá không bao giờ nhìn thấy nhau. Tinh Không vì nhân quả, duyên định trước sinh tử".
 
Sau khi xuống khỏi Vọng Hương đài, vong linh sẽ tiếp tục đi trên con đường Hoàng tuyền. Hoa bỉ ngạn chính là loại hoa đón tiếp, mọc ở hai bên con đường dài dằng dặc này.

Hoa bỉ ngạn trong hiện thực

Tên khoa học của hoa bỉ ngạn là Lycoris Radiata, là loài thực vật có lá đơn, thuộc họ bách hợp. Tên tiếng Anh của loài hoa này là "Lycoris Radiata" trong đó, từ "Lycoris" có nguồn gốc từ tên gọi của nữ thần biển cả trong thần thoại Hy Lạp; còn "radiata" lại biểu thị ý nghĩa xoè ra xung quanh, chủ yếu để hình dung về hình dạng của hoa. Ngoài màu đỏ rực, hoa bỉ ngạn còn có một số màu sắc khác nữa như màu trắng, màu vàng,...Trong dân gian, trước và sau tiết Xuân phân ba ngày được gọi là xuân bỉ ngạn, trước và sau tiết Thu phân ba ngày được gọi là thu bỉ ngạn. Nhìn vào nghĩa chữ, sau này hoa bỉ ngạn thường được sử dụng và ý nghĩa "bỉ ngạn" (bờ kia, bờ giải thoát) trong Phật giáo. Loài hoa này thường mọc trên những con đường nhỏ ngăn cách giữa các thửa ruộng, ven hồ. Vì có độc tính nên một số loài hoa bỉ ngạn còn được trồng xung quanh đất canh tác để ngăn các loài động vật nhỏ như chuột vào quấy phá. Loài hoa này còn được trồng ở xung quanh các khu nghĩa địa nên còn có tên gọi là "hoa người chết". Ngoài ra, loài hoa này còn có một số tên gọi khác như "hoa u linh", "hoa địa ngục", "hoa lộng trời", "hoa dao nạo", "hoa xá tử",... Hoa bỉ ngạn nở rộ vào khoảng hạ tuần tháng bảy âm lịch, những bông hoa yêu kiều diễm lệ với màu đỏ rực rỡ. Cả thảm hoa  bỉ ngạn nở rộ, sắc hoa đỏ rực như máu, như lửa, vô cùng lộng lẫy.
 
Sau khi được quân quỷ áp giải xuống đến địa ngục, vong linh sẽ chịu sự phán xét của Diêm La Vương về tất cả những hành vi của mình lúc sinh thời. Xét từ ý nghĩa văn hoá, sự xét xử này ở cuối địa ngục đã thể hiện tinh thần "truyện dưỡng cái thiện, trừng phạt cái ác" của người Trung Quốc và cũng là một cách răn dạy con người hướng theo cái thiện.

Thưởng thiện phạt ác

Ban thưởng cho người thiện việc thiện, trừng phạt kẻ ác việc ác. Lời tựa của bài thơ "Chiêm bỉ Lạc hệ" trong phần "Tiểu Nhã" của "Kinh Thi" có viết:"Bài "Chiêm bỉ Lạc hể" là chỉ trích U Vương dã. Bậc vua tốt thời xưa có thể phong tước cho chư hầu, thưởng thiện phạt ác". "Hạng Vũ truyện" trong "Hán Thư" cũng biết: "Khi đó Hiếu Văn hoàng đế coi trọng người liêm khiết, ghét kẻ tham ô, thế nên lái buôn, người ở rể, đánh bạc đểu không cho làm quan lại,thưởng thiện phạt ác nghiêm minh, không kể thân sơ". "Văn Xương đế quân âm chất văn đồ thuyết" và "Ngọc Lịch sao truyện" đểu đã vẽ nên những câu chuyện thưởng thiện phạt ác ở cõi âm phủ tối tăm.
 
Quan niệm địa ngục của Đạo giáo đã thể hiện rất rõ ràng tư tưởng quan trọng "tuyên dương cái thiện, trừng phạt cái ác".
 
Từ xưa đến nay, "thưởng thiện phạt ác" vẫn luôn là quan niệm đầy tính nhân văn và rất phổ biến trong nhân dân ở các quốc gia trên toàn thế giới. Vì văn hoá Trung Quốc chịu ảnh hướng rất sâu sắc của Phật giáo nên tâm niệm"thưởng thiện phạt ác" của người Trung Quốc cũng có những đặc điểm rất riêng. Đây cũng chính là tinh thần của cõi địa ngục trong Phật giáo. Nhưng tại sao hành động "thưởng thiện phạt ác" của người Trung Quốc lại phải tiến hành trong cõi âm tào địa ngục hư vô, mờ ảo kia? Điều này có quan hệ rất lớn đến lỗ hổng trong pháp chế của xã hội Trung Quốc cổ đại. Trong chế độ xã hội chuyên chế lâu dài của Trung Quốc, "nhân trị" (cai trị bằng con người) luôn có tầm ảnh hưởng lớn hơn "pháp trị" (cai trị bằng pháp luật). Bọn tham quan ô lại, cường hào ác bá luôn tùy tiện, thẳng tay đàn áp dân lành; những người dân thường dẫu có oan ức cũng không có nơi nào để tố cáo, vạch trần tội lỗi của lũ ác ôn. Trên cõi trần gian rối ren, nhiều nhất thì họ cũng chỉ có thể trông chờ vào những vị quan thanh liêm biết bảo vệ dân lành hay sự giúp đỡ của những anh hùng hành hiệp trượng nghĩa. Tuy nhiên, trong hiện thực xã hội, hai lực lượng này quả thực hết sức hiếm hoi, vận mệnh của tuyệt đại đa số dân làng chỉ có thể dần khô héo, tàn lụi trong hiện thực tàn khốc của xã hội. Chính vì vậy, người dân chỉ còn biết đặt trọn niềm tin "trừng phạt cái ác,tuyên dương cái thiến" vào những phán quan cõi địa ngục; nếu lúc sinh thời không ai có thể trừng trị được kẻ bạo ngược ấy thì hãy để hắn phải chịu đựng sự giày vò ở dưới âm gian, nhằm trả những món nợ đã mắc phải khi còn sống trên dương thế. Đây chẳng qua chỉ là một sự an ủi, một "liều thuốc" động viên tinh thần bởi không ai biết đích xác cõi địa ngục có tồn tại sao khi con người chết đi hay không. Tuy nhiên, với những người dân thường tay không tấc sắt, không có năng lực phấn kháng thì đây có lẽ đã là sự đấu tranh mạnh mẽ nhất của họ.
Mục đích rõ ràng và lớn lao nhất của hành vi "tuyên dương cái thiện,trừng phạt cái ác" ở cõi địa ngục là hướng đến người sống, thông qua những hình ảnh phác hoạ về một cối địa ngục thì hư vô nhưng rất đáng sợ để cảnh tỉnh con người chốn trần gian răn dạy con người hãy cố gắng làm nhiều việc thiện khi còn sống, không thực hiện những hành vi ám muội, phi pháp; nếu không sau khi chết sẽ phải chịu sự phán xét ở cõi âm gian, bị đày xuống các tầng địa ngục để chịu đựng các hình phạt tàn khốc. "Nhân quả tuần hoàn,báo ứng không sốt" chính là lời chú thích tốt đẹp nhất của tinh thần địa ngục.
Viết bình luận của bạn