Thần tiền vẽ sắc màu
DANH MỤC SẢN PHẨM

Hắc Bạch Vô Thường là ai? Nhiệm vụ của Hắc Bạch Vô Thường

Tâm Linh Số - Trâm
Th 4 01/06/2022
Tương truyền, thời điểm con người chết đi là do Hắc Bạch Vô Thường vâng lệnh Diêm Vương, chiếu theo ngày tháng được ghi trên sổ sinh tử mà đến trần gian câu lấy hồn phách con người về địa ngục. Như vậy là người đó đã thật sự chết đi.

Vô Thường câu hồn

Sau khi con người chết đi, linh hồn của người đó sẽ tách rời khỏi thân xác. Tại sao linh hồn phải tách khỏi thân xác? Tương truyền, khi đó, linh hồn sẽ được quỷ Vô Thường từ địa ngục đến và câu đi. Vô Thường là một quân quỷ nhỏ dưới địa ngục, có nhiệm vụ vâng lệnh Diêm Vương, dựa theo những ghi chép trong cuốn Sổ sinh tử ở địa ngục để đến nhân gian câu lấy hồn phách của những người đã hết thọ. Khi hồn phách được quỷ Vô Thường câu đến địa ngục thì người đó sẽ chết. Vì Vậy, đối với con người, quỷ Vô Thường chính là loài quỷ đáng sợ nhất. Tuy nhiên,dù sợ hãi thì cũng không có tác dụng gì bởi quỷ Vô Thường sẽ đến đúng vào thời khắc được ghi chép trong sổ sinh tử để câu hồn, không một người nào có thể chạy thoát được.
 
Hành trình câu hồn của Hắc Bạch Vô Thường

Thế sự "vô thường"

Tại sao quỷ Vô Thường lại được cử đến câu hồn người chết? "Vô thường" ở đây mang ý nghĩa gì? Nghĩa gốc của từ "vô thường" là để chỉ sự biến hóa khôn lường, bất trong cảm xúc của con người cũng như của giới tự nhiên. Trong Nho giáo, Phật giáo và địa ngục cũng đều có từ "vô thường". Trong "Kinh Dịch" có câu "Thượng hạ vô thường, phi vi tà dã". Đạo giáo cũng cho rằng sự sinh diệt của vạn vật trên thế gian đều là vô thường. Tuổi thọ của con người cũng vậy, sau khi sự sống kết thúc, con người sẽ trở thành linh hồn. "Vô thường" là một trong những giáo lý cơ bản nhất của nhà Phật. Vô thường, nghĩa là tất cả sự vật trên thế gian đều đang trong quá trình sinh ra, biến dị, hoại diệt, mãi mãi không ngừng nghỉ. Đó cũng chính là tính chất cơ bản nhất của vô thường. Có lẽ vì ảnh hưởng của tư tưởng coi cuộc sống con người là vô thường, sống chết có số nên mọi người đã sáng tạo ra quỷ Vô Thường Làm nhiệm vụ câu hồn con người và địa ngục.
 
Ý nghĩa thực sự của từ "vô thường"

Lai lịch của quý Vô Thường

Trong khái niệm địa ngục đầu tiên, không có nhắc đến quỷ Vô Thường mà chỉ có quỷ câu hồn. Trong rất nhiều sách tạp lục, dã sử, truyền kỳ, chí quái thời xưa đểu có chép về quỷ câu hồn. Trong cuốn "Sưu thần ký" của Thiên Bảo đời Tấn có thuật lại câu chuyện về Quỷ câu hồn và một người sống vào đời Hán là Chủ Thức. Chuyện kể rằng: Chủ Thức đi ra biển Đông, trên đường đi gặp một viên quan nhỏ, trên tay cẩm ống quyển năn nỉ xin đi nhờ thuyền. Đến giữa đường, viên quan nhố kia nói rằng mình phải đi chào hỏi một người khác và đế ống quyển lại trên thuyền, dặn Chủ Thức nhất thiết không được mở ra xem. Tuy nhiên, vì hiếu kỳ, Chủ Thức Đã mở ống quyển ra xem thử. Thì ra, trong ống quyển đó chính là cuốn sổ sinh tử cửa địa ngục. Sau khi trở lại thuyển, biết Chu Thức không nghe lời mình mà mở quyển ra xem, viên quan đã vô cùng tức giận, dặn Chu Thức sau khi ra về không được ra khỏi nhà trong vòng ba năm, nếu không thì người này sẽ dẫn anh đến gặp Diêm Vương. Tuy nhiên, sau khi trở về nhà được hơn hai năm, một hôm, vì có việc cần nên Trữ Thức đã đánh liều đi ra khỏi cửa. Trên đường đi, Chư Thức gặp lại viên quan nọ. Viên quan nói rằng vì việc làm của Chu Thức dạo nọ mà hắn đã phải chịu phạt, giờ Chủ Thức lại đi ra khỏi nhà khi thời hạn ba năm còn chưa hết nên chắc chắn Chứ Thức sẽ phải chết. Ba ngày sau, viên quan nọ lại đến đòi mạng và Chu Chức chết thật. Quỷ câu hồn trong câu chuyện trên chính là nguyên mâu của Quỷ Vô Thường. Những câu chuyện của đời sau phần lớn đều được phát triển từ đây.
 
Lai lịch của quý Vô Thường

Hắc Bạch Vô Thường

Căn cứ vào quan niệm của dân gian, quỷ Vô Thường gồm có hai loại là Hắc Vô Thường và Bạch Vô Thường. Hình tượng điển hình của quỷ Vô Thường là mặc áo rộng, đội mũ cao, tóc dài buông xõa, lưỡi thè thõng xuống. Điểm khác biệt giữa Hắc - Bạch Vô Thường chính mà màu sắc trang phục: một người mặc áo đen một người mặc áo trắng. Trên chiếc mũ dài màu trắng của Bạch Vô Thường có viết mấy chữ "Nhất kiến sinh tài", trên chiếc mũ dài màu đen của Hắc Vô Thường lại viết mấy chữ "Thiên hạ thái bình". Bạch Vô Thường rất thích trêu chọc người sống, khinh thường những kẻ nhút nhát, người nào nhìn thấy Bạch Vô Thường mà bỏ chạy,hắn sẽ đuổi theo sát nút, hú hét dọa dẫm, khiến người bỏ chạy sợ hãi đến vỡ mật mà chết. Tuy nhiên, nếu là người gan dạ, dũng cảm, khi nhìn thấy Bạch Vô Thường Không tháo chạy, vòng tay chào, làm mặt xấu dọa nạt thì hắn cũng sẽ vòng tay chào lại và làm mặt xấu giống như vậy. Khi đó, nếu lấy gạch đá, bùn đất ném về phía hắn, hắn cũng sẽ lấy những đĩnh vàng, đĩnh bạc đang đeo trên cổ ném lại. Khi đó, không nên dùng lại mà hãy tiếp tục ném gạch đá, bùn đất cho đến khi Bạch Vô Thường đã ném trả lại hết số đĩnh vàng và đĩnh bạc đeo trên cổ. Khi đó, vì thấy mình đã bị thua hết sạch, Bạch Vô Thường sẽ tháo chạy, vừa chạy vừa cất tiếng kêu than, còn bạn thì lại trở nên giàu to với số vàng bạc thu được. Hắc Vô Thường thì hoàn toàn ngược lại, hắn không nhận người thân, lấy việc cầu hồn làm lâm nghiệp chính. Ngoài Hắc Bạch Vô Thường, vợ của Bạch Vô Thường là Vô Thường bà cũng chuyên đi câu hồn người. Tương truyền, Vô Thường bà chỉ cầu hồn của nữ giới. Những phong tục có liên quan đến quỷ Vô Thường Quỷ Vô Thường có mối quan hệ rất mật thiết với sự sống chết của con người nên con người đã nghĩ ra đủ mọi biện pháp để đối xử tốt với hắn. Vì vậy, một số phong tục có liên quan đến quỷ Vô Thường đã ra đời. Ví dụ: Trong lễ hội rước thần của các dân tộc ở vùng Giang Nam, quỷ Vô Thường sẽ xuất hiện trong một vai thể nhằm gây cười cho mọi người, được gọi là "Điệu Vô Thường". Bạch Vô Thường cầm trong tay một cây quạt ba tiêu lớn phe phẩy; Hắc Vô Thường lại cẩm trong tay một sợi xích lớn bằng sắt, hành vi lén lút, vụng trộm. Lại có một nam thanh niên hóa trang thành chị dâu của Bạch Vô Thường, khi thì bày trò cười nói với Bạch Thường, khi lại chạy qua diễn trò với Hắc Vô Thường. Bên cạnh đó còn có cá con trai của Bạch Vô Thường là Tiểu Vô Thường chạy qua chạy lại quấy phá, khiến tất cả người xem đều ôm bụng cười bò.
 
Nguyên nhân phân chia thành Hắc Bạch Vô Thường
 
Trước đây, ở vùng Giang Nam và Triết Giang còn lưu hành phong tục "Bái Cha nuôi họ Hồ ". Sở dĩ có tên gọi "cha nuôi họ Hồ" là vì người thời đó không biết rõ ý nghĩa của hai chữ "vô thường" mà cho rằng đó chính là họ Hồ. Phong tục "Bái Cha nuôi họ Hồ " ra đời là vì các bậc cha mẹ lo sợ con mình sẽ không sống thọ nên đã tốn rất nhiều tiền để tìm cha mẹ nuôi cho đứa con của mình. Họ không gửi con cho người thường mà gửi cho cho chính quỷ Vô Thường. Vì quỷ Vô Thường chỉ theo lệnh Diêm Vương tìm bắt linh hồn của những người đã chết nên khi cho "gửi" con cái dưới tên họ của quỷ Vô Thường, mọi người đều tin rằng quỷ Vô Thường sẽ không câu hồn con cái của chính mình, vì vậy, đứa trẻ sẽ được trường thọ. Vào cuối đời Thanh, ở am Di Lặc thuộc vùng Bắc Kinh, Quảng Lương tương truyện có quỷ Vô Thường xuất hiện. 
Vì vậy, có người đã xây dựng một từ đường nhỏ bằng đất, bên trong từ đường có đặt tượng quỷ Vô Thường. Từ đó trở đi, có rất đông đảo khách thập phương đến cúng bái, họ thường lấy một ít tàn nhang, hoà lẫn với nước sạch để uống, tương truyền như vậy có thể trị được bệnh, cẩu được phúc. Tin Đồn khắp xa gần, khắp thành nô nức kéo đến.

Hành trình của linh hồn sau khi chết:

Viết bình luận của bạn