Thần tiền vẽ sắc màu
DANH MỤC SẢN PHẨM

Thiên nhân hợp nhất: Nguyên lý của thuật xem tướng bất bại

Haravan
Th 4 13/07/2022
Lý luận tướng thuật cổ đại Trung Quốc cho rằng, giữa con người, tự nhiên và xã hội tồn tại một mối quan hệ tương ứng, con người có cùng nguyên lý, cùng nguồn gốc và cùng tiêu trưởng với vũ trụ tự nhiên và vạn vật trong xã hội. Giữa chúng đã hình thành một chỉnh thể có liên quan mật thiết với nhau, cấu thành một mối quan hệ hoà hợp, cân đối, dựa vào nhau để sinh tồn, phát triển. 

Thiên nhân hợp nhất.

Sự hợp nhất của đạo trời và đạo người “Thiên nhân hợp nhất” nhấn mạnh vào sự hợp nhất của đạo trời và đạo người, tức là sự thống nhất của con người và tự nhiên. Thời kỳ sản sinh ra tướng thuật cổ đại Trung Quốc chính là thời kỳ thịnh hành của tư tưởng triết học “con người và tự nhiên sinh ra từ cùng một nguồn gốc”, do vậy, ngay từ khi bắt đầu, nó đã chịu ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng này. Con người và tự nhiên có cùng nguồn gốc, cùng nguyên lý Tướng pháp “phi cầm tẩu thú” (chim bay thú chạy) của tướng thuật cổ đại Trung Quốc chính là dựa vào hình dạng của các loài muông thú trong tự nhiên để phân chia tướng mạo con người thành nhiều loại khác nhau, đồng thời lần lượt gán cho chúng những nội dung mệnh lý tương ứng. Khi xem tướng, trước hết cần quan sát đặc điểm hình dáng của người được xem tướng, để biết người này thuộc loại hình muông thú nào, rồi từ đó suy đoánvề vận mệnh của người đó, điểu này cũng hoàn toàn dựa trên quan niệm “thiên nhân hợp nhất”, quan niệm con người và tự nhiên có cùng nguồn gốc, cùng nguyên lý và cùng kết cấu.
"Phi cẩm tẩu thú" là căn cứ vào hình dạng, nét mặt, điệu bộ đặc thù của con người để quy kết rằng họ giống một loài muông thú nào đó, do vậy mà hình tướng của con người được phân thành nhiều loại khác nhau, đồng thời, mỗi loại sẽ được gắn liền với một tướng pháp liên quan tới vận mệnh, đặc trưng tươngứng của người đó. Từ đó có thể thấy, tư tưởng văn hoá coi thiên nhiên và con người có cùng nguồn gốc, cùng nguyên lý, đồng loại và đồng cảm của người cổ đại đã có ảnh hưởng sâu sắc đối với tướng thuật học.

Con người và xã hội có sự hoà hợp tương ứng

Tướng thuật cổ đại Trung Quốc cho rằng, muốn phán đoán về vận mệnh của con người, phải xem mức độ hoà hợp tương ứng giữa con người và quy luật xã hội, phù hợp với quy luật xã hội thì là thượng tướng, ngược lại với quy luật xã hội thì là hạ tướng. Người cổ đại coi ánh mặt trời là chín thượng, long phượng là chí tôn trong hệ thống vũ trụ tự nhiên,, cói đế vương là chí quý trong xã hội loài người, cũng vì vậy mà tướng thuật coi ánh mặt trời, long phượng là tượng trưng cho tư thế, diện mạo của đế vương. Điều Này cũng đã được ghi chép rõ trong cuốn “Đường thư - Thái Tông kỷ”. Ngoài ra, người thượng cổ rất sùng bái rùa, họ coi rùa là vật thẩn, bởi vậy trong tướng thuật cũng cho rằng những người có thân mình nổi vân hình rùa thì được xem là tướng quý. Những điểm này đều là đánh giá về vận mệnh con người từ góc độ “có phù hợp với quy luật xã hội hay không ",từ đó không những có thể thấy được ý nghĩa “thiên nhân hợp nhất" trong tướng thuật cổ đại, mà còn có thể thấy rõ tư tưởng phong kiến chính thống đã ảnh hưởng sâu sắc tới văn hoá tướng thuật.
 
Con người và tự nhiên cảm ứng lẫn nhau
 
Tướng thuật kỳ thực có chung một nguồn gốc ra đời với y học truyền thông Trung Quốc,về sao tướng thuật và Đông y mới phát triển theo con đường khác nhau: Y học phán đoán tình trạng sức khoẻ của con người thông qua việc quan sát đặc trưng cơ thế, rồi từ đó tìm ra biện pháp chữa trị phù hợp, nên về sau đã đi theo khuynh hướng khoa học; Còn tướng thuật lại phán đoán vận mệnh tương lai của con người thông qua việc quan sát cơ thể con người, từ dò tìm dữ tránh hùng, cuối cùng sa vào mê tín.
 
Lý thuyết Đông y và tướng thuật đều bắt nguồn từ học thuyết Âm dương Ngũ hành
 
Lý thuyết tướng thuật và Đông y đều bắt nguồn từ học thuyết  Âm dương Ngũ hành. Đông y ban đẩu cũng là một trong những thuật số Ngū hành.Lý thuyết Đông y cho rằng, lục phủ ngũ tạng, ngũ quan cửu khiếu của con người là một chỉnh thể thống nhất. Chúng cùng với tứ thời, tứ phương, Ngũ Hành, ngũ âm, ngũ thanh, ngũ vị, ngū tình, ngũ khí phối hợp và có tác dụng hỗ trợ nhau. Vậy nên, “Ấm Dương hòa hợp, tứ thời giao hoà", “thanh hoà với ngũ âm, sắc hoà với Ngũ hành” mới là nguyên lý khoẻ mạnh trường thọ thuận theo tự nhiên. Khởi nguồn lý thuyết tướng học cổ đại Trung Quốc Cũng là học thuyết  Âm dương Ngũ hành.

Bao hàm lẫn nhau

Đông y và tướng thuật đều ra đời từ rất sớm, do vậy, muốn biết chính xác cái nào có nguồn gốc từ cái nào là điều rất khó, hiện nay vẫn chưa có kết luận chính xác về vấn để này. Nhìn từ nội dung sách xem tướng và sách về Đông Y thì thấy rằng chúng có bao hàm lẫn nhau, trong. Đông y hàm chứa một bộ phận tướng thuật nhất định, ngược lại, trong tướng thuật cũng bao hàm nội dung của Đông y. Nhìn từ lịch sử phát triển xã hội thì trong tướng thuật vẫn tồn tại một số nội dung phán đoán bệnh tật, sinh tử của con người thông qua khí sắc, còn trong y học truyền thống cũng không thể loại một vài sắc thái thần bí và duy tâm nào đó. Trong “Sử ký” có nhắc tới câu chuyện Biển Thước Gặp Sái Hồng Kông, câu chuyện không chỉ cho thấy tài năng y thuật cao siêu của Biển Thước, mà còn mang đậm sắc thái thần bí. Biển Thước vừa gặp Sái Hằng Công đã nói ngay cho nhà vua biết bộ phận nào trên cơ thể nhà vua đang mắc bệnh, nếu không chữa trị kịp thời thì sẽ nguy hại tới tính mạng,khả năng nhìn tướng đoán bệnh thần kỳ này rất giống với nội dung “đoán bệnh tật sinh tử thông qua quan sát khí sắc” trong tướng thuật.

Con đường phát triển khác nhau

Tướng thuật cùng có chung một nguồn gốc ra đời với y học truyền thống Trung Quốc, nhưng sau này tướng thuật và Đông y phát triển theo hai con đường khác nhau: Y học phán đoán tình trạng sức khỏe của con người thông qua quan sát cơ thể, từ đó tìm ra biện pháp chữa trị phù hợp, nên sau này đi theo khuynh hướng khoa học; còn tướng thuật lại phán đoán vận mệnh tương lai của con người thông qua việc quan sát cơ thể, nhằm tìm cát tránh hung, cuối cùng sa vào mê tín. Tướng thuật và Đông y để tìm cách xây dựng mối quan hệ nhân quả dựa trên kinh nghiệm sống thực tế và hiện tượng quan sát được từ cơ thể, chỉ khác nhau ở chỗ, Đông y xây dựng nên mối quan hệ mang tính tất nhiên và hợp lý, còn tướng thuật xây dựng nên mối quan hệ thiếu tính tất nhiên và hợp lý. 
Đây chính là lý do khiến tướng thuật bị quy kết là mê tín,còn Đông y được cho là một dạng khoa học. Song, do tướng thuật áp dụng quá nhiều lý luận của Đông y nên trong phạm vi nhất định, tướng thuật được cho là khá “ăn khớp” với nguyên lý của Đông y.
Viết bình luận của bạn