Sự bí ẩn của hệ thống địa ngục của địa ngục Minh Phủ Thái Sơn
Tâm Linh Số - Trâm
Th 4 25/05/2022
Miếu Phong Đô và Phong Đô Đại Đế: Sau khi Tam giáo hợp nhất, hệ thống địa ngục Thái Sơn đã tiếp nhận cả hình tượng Phong Đô Đại Đế của Đạo giáo. Tại Thái Sơn cũng xây dựng miếu Phong Đô.
Miếu Phong Đô
Cùng với xu hướng hợp nhất của tam giáo là Nho giáo, Phật giáo và Đạo Giáo, Phong Đô Đại Đế do Đạo giáo sáng lập nên cũng dần được đưa vào hệ thống địa ngục Thái Sơn. Tại Thái Sơn còn có miếu Phong Đô được xây dựng để thờ Phong Đô Đại Đế. Miếu Phong Đô nằm ở phía đông của núi Thái Sơn, do thái giám Lý Cận xây dựng vào niên hiệu Hoằng Trị năm thứ 14 (năm 1551) đời Minh. Ngôi miếu được xây dựng tại nơi bắt đầu của núi Thái Sơn. Đặc điểm này đã thể hiện được quan niệm coi Thái Sơn chủ quản về sự sống và cái chết.
Phong Đô Đại Đế
Phong Đô Đại Đế là vị thần của Đạo giáo, nắm trong tay quyền cai trị toàn bộ cõi địa phủ u minh. Thời Nam Bắc triều, một đạo sĩ của triều Lương là Đào Hoằng Cảnh đã viết trong cuốn "Chân linh vị nghiệp đổ" rằng: Phong Đô Bắc m Đại Đế đứng ở vị trí giữa, thứ 7 trong số các thần linh. Lại viết rằng, ngài là Viêm Đế Đại Đình thị, tên huý là Khánh Giáp, là bậc chí tôn của tất cả quỷ thần trong thiên hạ, cai trị núi La Phong. Về sau, mọi người đã dựa vào thuyết này để coi núi La Phong là núi Bình Đô (thuộc huyện Phong Đô, tỉnh Tứ Xuyên)và coi đây là phúc địa thứ 45 trong số 72 phúc địa của Đạo gia, đồng thời xây dựng nên một hệ thống kiến trúc âm tào địa phủ, biến hệ thống này trở thành một tòa quỷ thành. Những công trình kiến trúc chủ yếu của tòa thành này gồm có Quỷ Môn quan, m Dương giới, điện Thiên Tử, địa ngục, điện Vô Thường,Núi Bình Đồ và hai ngôi miếu Phong Đô ở Thái Sơn có thời gian xây dựng cách nhau không xa; xét về cách sắp xếp các vị thần linh, danh mục cơ cấu và tất cả các tên gọi khác, đều có sự tương đồng về đại thể. Nhìn vào lịch sử lâu đời của quan niệm Thái Sơn trị quý, thì việc Phong Đô Đại Đế xuất hiện lần đầu tiên Thái Sơn cũng là một điểu hợp lý.
Địa ngục Phong Đô
Những ghi chép trong cuốn "Chân cáo" của Đào Hoằng Cảnh cho thấy, tại núi La Phong, Phong Đô Đại Đế có sáu thiên cung được sử dụng để quản lý và dạy bảo quỷ hồn. Sáu thiên cung gồm có cung thứ nhất là Minh Trị Tuyệt m Thiên cung, cung thứ hai là Thái Sát Lượng Sự Tông thiên cung, cung thứ ba là Thân Nai Phạm Vũ Thành thiên cung, cung thứ tư là Điểm Chiêu Tội Khí thiên cung, cung thứ năm là Tôn Linh Thất Bại thiên cung, cung thứ sáu là Cảm Tư Liên Uyển Lũ thiên cung. Theo truyền thuyết, những người bình thường sau khi chết sẽ bắt đầu hành trình âm giới của mình từ thiên cung thứ nhất nhưng những người được cho là thánh hiển thị sau khi chết sẽ bắt đầu hành trình âm gian từ thiên cung thứ ba. Từ đó,có thể thấy rằng, con người cần cố gắng tích đức hành thiện thật nhiều trong cuộc sống thực tại mới mong có được kết quả tốt đẹp sau khi xuống âm phủ. Theo những ghi chép trong "Thái chân khoa" được trích dẫn trong quyển thứ 7 của sách "Tam động châu nang", tại núi Phong Đô có 24 địa ngục, bao gồm tám địa ngục trên núi là Giám Thiên ngục, Bình Thiên ngục, Hư Vô ngực, Tự Nhiên ngục, Cửu Bình ngục, Thánh Chiếu ngục, Thiên Huyển ngục,Nguyên Chính ngục; tám địa ngục ở tầng giữa là Huyện Sa Bắc Địa ngục, Hoàng Thiên ngục, Cấm Phạt ngục, Huyện Sa ngục, Hình Chính gục, Luật Lệnh ngục, Cửu Thiên ngục,Thanh Linh mục; tám ngục ở dưới núi là Vô Lượng ngục, Thái Chân ngục, Huyện Đô ngục, Tứ Thập Cửu ngục, Thiên Nhất Bắc ngục, Hà Bá Ngục, Luỹ Kiếp Ngục,Nữ Chân ngục. 24 địa ngục này có 12 cai ngục, tất cả để đầu vàng mặt sắt, có tất cả 2400 lực sĩ to khỏe, sử dụng chùy vàng, gậy sắt để trừng phạt các linh hồn.
Sáu thiên cung và 24 địa ngục trong hệ thống địa ngục Phong Đô, Phong Đô Đại Đế có sáu thiên cung tại núi La Phong, được dùng để quản lý và dạy bảo quỷ hồn. Tại núi Phong Đô còn có 24 địa ngục, được dùng để trừng phạt cái ác và biểu dương cái thiện.