Thần tiền vẽ sắc màu
DANH MỤC SẢN PHẨM

Diêm Vương là ai? Diêm Vương theo quan niệm của người Trung Quốc và Phật giáo khác nhau như nào?

Tâm Linh Số - Trâm
Th 5 26/05/2022

Điện Diêm Vương ở núi Cao Lý: Trong hệ thống địa ngục Thái Sơn cũng có Diêm La Vương - một nhân vật có xuất xứ từ Phật giáo. Diêm La Vương chịu sự quản lý của Phong Đô Đại Đế Và là người cai trị thực tế của toàn bộ địa ngục. Linh hồn của người chết đều phải đến trước Diêm Vương để phán xét thiện - ác.

Lai lịch của Diêm Vương

Khi nhắc đến người cai quản địa ngục, mọi người sẽ liên tưởng ngay đến Diêm Vương. Tuy nhiên, trên thực tế, từ "Diêm Vương" không phải xuất phát từ Trung Quốc mà có nguồn gốc từ Ấn Độ, được truyền bá vào Trung Quốc cùng với Phật giáo và sau này đã trở nên quen thuộc với tất cả mọi người. Diêm Vương Còn có một số tên gọi khác nhau Diêm La Vương,Diêm Ma La Vương, Diêm Vương,... Nghĩa tiếng Hán của từ này nghĩa là trói buộc, ràng buộc, bắt giữ những người có tội. Tương truyền, ngài là người phán quyết về công - tội của con người lúc còn sống để từ đó đưa ra cách thưởng - phạt xứng đáng. Diêm Vương của Trung Quốc có nguồn gốc từ Phật giáo Ấn Độ. Tuy Nhiên, Diêm Vương không phải là khái niệm vốn có của Phật giáo mà bắt nguồn từ tín ngưỡng dân gian của Ấn Độ cổ và từ đạo Bà La Môn. Tên gọi của Diêm Vương là Diêm Ma. Hình tượng của Diêm Ma (Yama) xuất hiện đầu tiên ở Ấn Độ trong tập thơ ca cổ xưa nhất có tên gọi "Lê Câu Phệ Đà" (Rg Veda), dưới hình tượng Diêm Vương. Diêm Ma là con trai của thần mặt trời Tỳ Bà Tẩu (Vivas Van).
 
Ban đầu, thần mặt trời muốn cưới Sa La Nữ về làm vợ nhưng vì Sa La Nữ Không chịu nổi ánh sáng chói lọi phát ra từ thần mặt trời nên cuối cùng, thần mặt trời đành phải chọn một người khác cũng có những đặc điểm giống với mình để cưới về làm vợ. Người vợ được chọn thế thân này đã sinh cho thần mặt trời hai người con gồm một trai, một gái là Diêm Ma và Diêm Mật. Tuy nhiên, vì người vợ thế thân này không phải là thận nên những đứa con do bà sinh ra chỉ có thể trở thành người phàm mà thôi. Đã là người phàm thì sẽ không thể tránh khỏi cái chết và Diêm Ma chính là người đầu tiên của nhân loại chết đi. Vì vậy, Diêm Ma đã trở thành tổ tiên của nhân loại, của những người chắc chắn sẽ phải chết và đồng thời cũng trở thành vua của người chết. Là người phàm đầu tiên phải chết nên Diêm Ma có một trọng trách rất nặng nề là phải tìm ra nơi trú ngụ của người chết và con đường đi đến âm giới. Sau này, Diêm Ma phát hiện ra âm giới và cũng đã trở thành vua của thế giới này. Tuy nhiên, khi đó, âm giới hoàn toàn không âm u đáng sợ mà lại là một thế giới cực lạc. Cho đến thời đại của hai tập sử thi nổi tiếng thế giới là "Mahabharata" và "Ramayana", Diêm Ma, vua của cái chết, đã có nhiều biến đổi lớn và bắt đầu có hình tượng trừng phạt những người chết nếu họ làm nhiều việc ác khi còn sống. Trong tác phẩm thần thoại "Vãng Thế thư" xuất hiện sau này, các lý luận về Diêm Ma và địa ngục ngày càng trở nên đầy đủ, hoàn chỉnh hơn. Diêm Ma trở thành Diêm La Vương - người cai trị nhiều tầng địa ngục khác nhau. Vong hồn của những người đã chết sẽ bị Diêm La Vương xét hỏi, phán xử; nếu là người tốt thì sẽ được lên thiên đường, nếu là người xấu thì sẽ bị đày xuống những tầng địa ngục khác nhau.

Điện Diêm La ở Thái Sơn

Không chỉ tiếp thu hình tượng Phong Đô Đại Đế của Đạo giáo, hệ thống địa ngục Thái Sơn còn tiếp thu cả hình tượng Diêm La Vương của Phật giáo và còn cho rằng Diêm La Vương Sẽ chịu sự cai trị trực tiếp của Phong Đô Đại Đế.Tại núi Cao Lý, một ngọn núi nằm gần đỉnh Thái Sơn, có xây một điện Diêm Vương, trong miếu Phong Đô được xây dựng ở phía đông của đỉnh Thái Sơn cũng có bài vị của Diêm Vương. Như vậy, tại Thái Sơn đã hình thành một hệ thống địa ngục kiểu Trung Quốc với hai người cai trị chính là Đông Nhạc Đại Đế và Phong Đô Đại Đế cùng với một người quản lý trên thực tế là Diêm La Vương.
 
Diễn biến của hình tượng Diêm Vương tại Trung Quốc
Thời Cổ đại, Trung Quốc vốn không có khái niệm về Diêm Vương. Tuy nhiên, sau khi phật giáo du nhập từ Ấn Độ có du nhập vào Trung Quốc, tín ngưỡng Diêm Vương, vị thần chủ tế của địa ngục, mới bắt đầu được lan truyền rộng rãi. Theo quan niệm của người Trung Quốc, Diêm Vương cũng phải chịu sự cai trị trực tiếp của Phong Đô Đại Đế.
Viết bình luận của bạn