Thần tiền vẽ sắc màu
DANH MỤC SẢN PHẨM

Sông Nại Hà: Ranh giới của thế giới âm dương cách biệt

Tâm Linh Số - Trâm
Th 4 25/05/2022
Trong địa ngục Thái Sơn có dòng sông Nại Hà. Trên thực tế, dòng sông này cũng tồn tại ở gần Thái Sớn và đã trở thành ranh giới chia Thái Sơn thành hai thế giới âm dương cách biệt. Bước qua dòng sông Nại Hà sẽ phải đặt chân đến địa phủ Thái Sơn và bắt đầu phải chịu đựng sự trừng phạt tại đây.

Nguồn gốc của sông Nại Hà

Nại Hà vốn là dịch âm của từ địa ngục trong tiếng Phạn. Sau khi Phật Giáo được du nhập vào Trung Quốc, mọi người bèn coi Nại Hà là một dòng sông của âm gian. Tên gọi của dòng sông này xuất hiện sớm nhất vào đời Đường.Trong các bài từ tại Đôn Hoàng và thơ của Vương Phạm Chí đời Đường đã nhiều lần nhắc đến Nại Hà. Trong biến văn Mục Kiểu Liên xuống âm phủ tìm mẹ được chép trong văn hiến Đôn Hoàng có miêu tả cảnh Mục Liên khi tìm mẹ ở chốn âm gian đã được tận mắt chứng kiến cảnh sinh ly tử biệt vô cùng kinh hãi của những tội nhân địa ngục trên dòng sông Nại Hà. Từ đó, có thể thấy rằng, trong suy nghĩ của người xưa, dòng sông Nại Hà chính là con đường mà tất cả mọi âm hồn đểu phải đi qua để đến địa ngục. Vì thế, sự hình thành của quan niệm về dòng Nại Hà chắc chắn đã xuất hiện sớm hơn chứ không phải xuất hiện vào đầu đời Đường.

Sông Nại Hà ở Thái Sơn

Trong hệ thống địa ngục Thái Sơn có một dòng sông Nại Hà, là ranh giới phân chia giữa dương giới và âm giới. Mọi người thường phân chia Thái Sơn Thành tam giới riêng biệt: Tính từ Nam Thiên Môn trở lên là thiên giới nơi các vị thần tiên sinh sống, nên còn được gọi là tiên giới. Vì vậy, Vì vậy, trên đỉnh Ngọc Hoàng có thần thoại về thiên nhai (đường nhà trời), Tứ đại thiên vương, Ngọc Hoàng Đại Đế,... Từ Nam Thiên Môn xuống đến Thập Bát Bàn ở phía Đông là một dòng sông nhỏ, bắt nguồn từ thiên nhai và có tên gọi là sông Thuận Thiên. Nước sông chảy men theo con đường quanh co, đổ về hướng nam. Khi Chảy qua Trung Thiên môn, dòng sông bị ngọn núi Khê Sơn chặn lại nến đã cháy hướng sang phía tây. Khi chảy qua dãy núi Hoàng Hiện, lòng sông có màu vàng nhạt, nước sông xanh trong nên được gọi tên là sông Hoàng Khê. Khi dòng nước chảy đến Trúc Lâm tự thì lại chuyển hướng chảy sang phía đông nam, tạo nên phong thuỷ hùng vĩ vô song của Trúc Lâm thiền tự. Sau đó, dòng nước chảy tiếp về phía nam, chảy qua bức tường phía đông của miếu Vô Cực là đến một thác nước Tây Khê hiểm trở. Tại đây có ba vách núi cheo leo, dựng đứng và cao hàng trăm trượng. 
 
Đứng trên đình bằng đá ở Tây Khê, phóng tầm mắt nhìn ra những ngọn núi cao ở phía tây, thấy có dòng nước chảy réo rắt, đó chính là vách núi trăm trượng phía tây. Nhìn về phía nam, thấy những đóa hoa phù dung buông rủ, dòng nước nổi bật rõ ràng, đó chính là vách núi trăm trượng phía nam. Nhìn Lại, đó chính là vách núi trăm trượng phía bắc. Trên vách núi trăm trượng phía bắc, thấy lòng sông trong trẻo, rộng rãi, những phiến đá của núi Thái Sơn xanh mướt một màu, nổi bật nhất chính là dải thạch anh màu trắng, rộng khoảng 1 mét nằm ngang trên lòng sông trong trẻo, có hướng từ tây sang đông, vắt qua những vách núi cao dựng đứng. Khi bước trên bờ phía nam của dải thạch anh này, bên dưới là dòng nước chảy xiết, nhìn xuống là vách núi dựng đứng, cheo leo, chỉ cần sảy chân một bước là sẽ vong mạng xuống hoàng tuyền. Nếu bước trên bờ phía bắc của dải thạch anh này, sẽ nhìn thấy dòng nước chảy êm đềm,sắc nước trong xanh, tươi sáng. Một bước chân mà là hai thế giới, vì vậy, dải thạch anh này được gọi là "âm dương giới", là ranh giới chia cắt giữa âm giai và dương gian. 
 
Trong hệ thống địa ngục Thái Sơn có dòng sông Nại Hà, là ranh giới phân chia giữa cõi dương và cõi âm. Bước qua dòng sông này là sẽ đến thế giới địa ngục và bắt đầu phải chịu đựng sự trừng phạt tại đây.
 
Vùng phía trên của âm dương giới là nhân gian, còn được gọi là dương giới, là nơi muôn vạn chúng sinh tren vai sinh sống ồn ào, náo nhiệt. Dòng Thuận Thiên sau khi chảy qua âm dương giới sẽ được gọi là Nại Hà. Dòng Nại Hà chảy về phía nam, qua phía tây của thành Thái An, sau khi ra khỏi thành sẽ đổ vào sông Phán. Nại Hà thông thẳng với địa ngục, cũng chính là núi Cao Lý bởi nhiều người nói rằng địa ngục nằm tại nơi này.
 

Tìm hiểu thêm về hệ thống địa ngục Minh phủ Thái Sơn

Viết bình luận của bạn