Thần tiền vẽ sắc màu
DANH MỤC SẢN PHẨM

Khí trong phong thủy: nguyên lý và bản chất của khí trong bất động sản

Tâm Linh Số - Trâm
Th 2 16/05/2022
Theo vạn vật trên thế gian biến đổi từ lý thành khí, khí thành chất, chất thành hình, hình thành vật và phạm vi mà con người có thể nhận thức được là từ khí đến vật, còn lý nằm ngoài khả năng nhận thức của con người bởi lý là ý niệm chứ không phải là sự tri nhận và có thể được suy luận dựa vào khả năng hiểu biết của con người.

Khí là gì? - Nguyên lý biến đổi của khí

Như đã để cập ở nội dung "khí vận là gì?", khái niệm quan trọng nhất của Phong Thủy là 'khí' và mục đích chính của Phong Thủy là nhận ‘Sinh khí'. Vì thế, điểu cẩn phải tìm hiểu trước tiên là 'khí là gì” và'Sinh khí là gì'. Ở đây, chúng ta hãy xét về ‘khí’ một cách cụ thể hơn ngoài tư tưởng Tam Tài 'Thiên, Địa, Nhân'. Trong nội dung của học thuyết Chu Tử có bàn về vấn đề khí (bản thể khí) và lý (nguyên lý biến đổi của khí) là một hay là hai.  Vì thế, ở đây, ta sẽ không bàn luận sâu về vấn để lý và khí là một hay là hai mà chỉ tìm hiểu xem những học thuyết như  Âm Dương, Ngũ Hành, v.v. có bao gồm cả lý luận và khí luận được nói đến trong triết học phương Đông hay không mà thôi.
Sự thật, khí không đơn thuần chỉ là 'bản thể khí' mà còn bao hàm cả 'nguyên lý biến đổi của khí' vì khí không tồn tại cố định mà luôn luôn biến đổi. Do vậy, phương hướng cùng sự luân phiên biến đổi của khí quan trọng hơn nhiều so với bản thể khí; và như đã nói, trong Phong Thủy học bất động sản, việc khí sẽ biến đổi như thế nào trong tương lai được quan tâm nhiều hơn so với khí ở hiện tại.

Khí theo cách nhìn của thuyết  Âm Dương Ngũ Hành 

Người xưa sống trong thế gian được tạo bằng khí nên họ quan tâm nhiều đến việc khí có đặc điểm gì và sẽ biến đổi thành khí nào tiếp theo. Để hiểu điều đó, họ đã tiến hành phân loại khí. Thuyết  Âm Dương chia tất cả khí trên thế gian thành hai loại lớn là  Âm khí, Dương khí. Nhìn bề ngoài thì có vẻ như thuyết  Âm Dương tương ứng với khí luận; thế nhưng, khí theo thuyết  Âm Dương không chỉ là bản thể khí mà còn bao hàm cả nguyên lý biến đổi của khí, vì trong nội dung này ngoài triết lý khắc nhu  Âm Dương giao hòa ( Âm, Dương phải hòa hợp thì mới may mắn); tịnh  Âm tịnh Dương ( Âm phải thuần  Âm, Dương phái thuần Dương thì mới may mắn). Có thể thấy những điều vừa nêu thuộc về lý luận chứ không phải khí luận vì chúng không để cập đến bản thân  Âm khí và Dương khí mà nói nguyên lý biến đổi của  m khí, Dương khí. Như vậy, thuyết  Âm Dương vừa nói về bản thể khí, vừa nói về nguyên lý biến đổi của khí nên có thể gọi là lý khí luận  Âm Dương.
 
Nguyên lý biến đổi của Âm Dương
 
Phương thức quan sát rồi phần khí thành Sinh khí, Sát khí cũng tương tự như vậy. Theo Quan điểm Phong Thủy học bất động sản, thế tổ cơ bản cấu thành vạn vật trong gian có hai loại khí: khí gây hại là Sát khí, khí có ích là Sinh khí. Thuyết tương sinh bao gồm: Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ Sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc. Thuyết tương sinh nói về quan hệ cho và nhận giữa hai khí vận. Ví dụ, trong quan hệ tương sinh Mộc sinh Hỏa thì Mộc cho và Hỏa nhận.Thuyết tương khắc bao gồm: Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy,Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc. Thuyết tương khắc nói về quan hệ chế ngự và bị chế ngự giữa hai khí vận. Ví dụ, trong quan hệ tương khắc Mộc khắc Thổ thì Mộc chế ngự Thổ. Có thể thấy, thuyết Ngũ Hành tủy nói về khí Ngũ Hành nhưng đồng thời cũng giải thích nguyên lý biến đổi của khí. Vì thế, thuyết Ngũ Hành Bao hàm cả lý luận và khí luận.
 
Tương sinh tương khắc trong Ngũ Hành.
 
Từ ngày xưa, Bắc Đẩu đã được xem là chòm sao liên quan tới kiết, hung, họa, phúc của con người và được con người xem như la bàn. Theo họ, chòm sao này cho biết sự vận hành của khí vận trong tương lai. Khí vận của chín ngôi sao trong thuyết Cửu tinh cũng có nguyên lý biến đổi tương tự như khí vận trong các thuyết khác nhưng chủ yếu là kết hợp với Bát Quái Chu Dịch rỗi biến đổi và phân thành Tiểu lưu niên hay Đại lưu niên, vì vậy thuyết Cửu tinh cũng bao gồm cả khí luận và lý luận.
Thuyết 12 Lưu tinh còn được gọi là thuyết 12 Bà Mụ. Vạn vật trên thế gian này đều trải qua quá trình sinh, lão, bệnh, tử. Điều này đã được định lập và phân chia thành 12 giai đoạn: Tuyệt, Thai, Dưỡng, Sinh, Dục, Đới, Quan, Vượng, Suy, Bệnh, Tử, Mộ. Ta sẽ biết được kiết, hung của mình dựa vào việc biết mình hiện đang ở đâu trong 12 giai đoạn ấy. Giống như các thuyết đã nêu, thuyết 12 Lưu tinh cũng bao gồm cả khí luận và lý luận. Ngoài ra, còn có thuyết Bát Quái, lý luận Tam Hợp và lý luận Nạp Giáp.
Tư tưởng  Âm Dương và Ngũ Hành đã hợp nhất và được gọi chung là thuyết  Âm Dương Ngũ Hành. Người ta cũng có thể gọi thuyết này bằng một số tên khác như tư tưởng  Âm Dương Ngũ Hành,  Âm Dương Ngũ Hành luận hay  Âm Dương Ngũ Hành học. Bây giờ, dựa trên những lý luận đã nói về khí, chúng ta hãy phân tích nhà và đất.
Viết bình luận của bạn