Thần tiền vẽ sắc màu
DANH MỤC SẢN PHẨM

Tướng thuật là gì? Thuật ngữ mới  trong nghệ thuật xem tướng mặt

Tâm Linh Số - Trâm
Th 4 13/07/2022
Do tướng thuật có rất nhiều trường phái, mỗi phái lại có hệ thống lý luận khác nhau nên đã hình thành nên rất nhiều quan điểm về tướng mệnh liên quan tới các bộ phận và kết cấu trên khuôn mặt con người. Những Thuyết lưu hành rộng rãi.

Thuyết Cửu châu, Bát quái, can chi

Các nhà tướng thuật dùng cửu châu và Bát quái để gọi tên các vị trí trên khuôn mặt con người, căn cứ vào khí sắc và sự đầy đặn hay xương xẩu của những vị trí này để suy đoán ra trạng thái lành dữ, tốt xấu của vận mệnh con người.Cửu châu là chỉ chín châu Ký, Dự, Ứng, Dương, Duyện, Từ, Lương,Thanh, Kinh. Bát quái là chỉ tám quẻ Càn, Khôn, Chấn, Tốn, Ly, Khảm,Cấn, Đoài. Trong cửu châu thì Ung Châu ở vị trí Càn, phía dưới lúm đồng tiền bên trái. Càn ở góc tây bắc, còn gọi là Thiên môn. Ký Châu ở vị trí Khảm, môi dưới,chính bắc. Duyện Châu ở vị trí Cấn, phía dưới lúm đồng tiền bên phải, đông bắc. Thanh Châu ở vị trí Chấn, phía trên xương gò má phải, chính đông. Từ Châu ở vị trí Tốn, đuôi mắt phải, phía đông. Dương Châu ở vị trí Ly, phía trên Ấn đường, chính nam. 
 
Trạng thái cát hung qua các vị trí Cửu Châu, Bát Quái, Can Chi
 
Kinh Châu ở vị trí Khôn, phía dưới đuôi mắt trái, tây nam. Lương Châu ở vị trí Đoài, phía trên xương gò má trái, chính tây. Dự Châu ở giữa, trên sống mũi. Thuyết cửu châu, Bát quái, can chi chủ yếu dùng để phán đoán lành dữ dựa vào khí sắc khác nhau trên nét mặt con người. Ngoài ra, các nhà xem tướng cổ đại còn cho rằng, vị trí của châu trên mặt người nên đầy đặn mới là tốt, kỵ nhất là bị khiếm khuyết, vận mệnh tốt xấu của con người liên quan mật thiết tới yếu tố này. Thông thường, nếu cửu châu của một người đầy đặn và có khí sắc tốt thì cho thấy người này nhất định có cuộc sống sung túc, còn nếu như không đầy đặn hoặc bị khiếm khuyết là tướng dữ.

Thuyết Lục phủ, Tam tài, Tam đình

Thuyết Lục phủ, Tam tài, Tam đình là học thuyết suy đoán về vận mệnh của con người dựa vào sự kết hợp các bộ phận trên mặt người với đạo trời đất tự nhiên. Lục phủ chính là Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ, Cốc, là nơi tập trung của cải và tiền bạc. Tướng Thuật học cho rằng có thể nhìn thấy hư thực, đầy vơi thông qua việc quan sát Lục phủ trên mặt con người. Nói cụ thể thì Lục phủ gồm hai xương phụ trái phải, hai xương gò má trái phải và hai xương má trái phải. Thông thường, Lục phủ phải đẫy đặn, kết hợp với nhau hài hoà,không nên tách biệt.Tam tài là chỉ thiên, nhân và địa, trong tướng thuật học lần lượt tương ứng với trán, mũi và hàm. Thuyết Tam tài bắt nguồn từ “Dịch - Hệ từ hạ”. Tư tưởng “thiên nhân hợp nhất” truyền thống cổ đại Trung Quốc cho rằng, Tam tài thiên, địa, nhân có liên quan mật thiết với nhau, thống nhất và hoà hợp, quan niệm này được đưa vào trong nhân tướng học, bởi vậy mà trên mặt con người cũng có 3 vị trí ứng với Tam tài.
 
Tam đình chính là tướng pháp phân chia mặt và cơ thể người thành 3 bộ phận để từ đó phán đoán về vận mệnh của con người. Vị trí Tam đình trong tướng mặt chính là: Thượng đình, từ đường chân tóc tới ấn đường; Trung đình, từ ấn đường tới chóp mũi; Hạ đình, từ nhân trung tới địa ác. Còn vị trí Tam đình của tướng cơ thể chính là: Thượng đỉnh là đầu; Trung Bình là từ vai tới eo; Hạ đình là từ eo tới chân. Tướng thuật học cổ đại phánđoán tướng mệnh thông qua các đình điểu xuất phát từ tư tưởng “thiên, địa,nhân hoà hợp là quý”, người có các đình hài hoà, cân đối thì là tướng quý.

Thuyết Ngũ quan Ngũ hành sinh khắc

Tướng thuật học cho rằng, ngũ quan của con người phù hợp với thuộc tính  Âm dương Ngũ hành, vậy nên đã kết hợp chúng lại và gán cho chúng  những ý nghĩa mệnh lý riêng. Do vậy, chúng ta không chỉ có thể trực tiếp suy đoán mệnh tướng của một người dựa vào hình tướng ngũ quan của người đó,mà còn có thể suy đoán ra những nội hàm mệnh lý khá phức tạp trong đó. Ngũ quan trong tướng thuật học là chỉ năm bộ phận trên khuôn mặt con người, đó là lông mày, mắt, mũi, miệng và tai, mỗi bộ phận này đểu có tên gọi riêng: Lông mày là quan bảo thọ, mắt là quan giám sát, mũi là quan thẩm biện, miệng là quan xuất nạp, tài là quan thái thính (lắng nghe). Tướng thuật học cho rằng, ngũ quan vừa thể hiện được khí chất, tính cách của một người,lại có thể dự đoán trước được tình trạng nghèo hèn hay sang giàu của người đó. Ngũ quan có một thứ tốt đẹp thì có thể được hưởng vận may mắn trong 10 năm, nếu cả ngũ quan đều tốt đẹp thì cả đời được hướng vinh hoa phú quý.
 
Trạng thái hung cát qua cát vị trí 12 cung 
 
Tướng thuật học còn kết hợp ngũ quan với  Âm dương Ngũ hành, xuất phát từ quan niệm“nhân pháp tự nhiên" (con người bắt chước tự nhiên), cụ thể là:Mắt là Giáp Ất Mộc, chủ tinh hoa, tươi tốt và thanh tú, dùng để định sang hèn. Lông mày là Bính Đinh Hoả, chủ về uy thế, dũng mãnh, dùng để định cương như; mũi là Canh Tân Kim, chủ về hình phạt, nguy nan, dùng để định thọ yểu; miệng là Mậu Kỷ Thổ, chủ về chuyên chở và nuôi dưỡng vạn vật,dùng để định giàu nghèo; tại là Nhâm Quý Thuỷ, chủ về thông minh. Dựa theo nguyên lý Ngũ hành sinh khắc, các nhà tướng thuật cho rằng, ngũ quan cân đối, tức là Ngũ hành sinh khắc cân bằng thì chủ mệnh phú quý. Ngược Lại, trái với quy luật cân bằng của vũ trụ thì chủ về mệnh trắc trở, long đong lận đận. Do vậy, chúng ta không những có thể phán đoán vận mệnh của một người dựa vào sự tốt xấu của ngũ quan, mà còn có thể suy đoán được tiền đổ của người đó dựa vào mối liên hệ với ngũ quan.

Thuyết Ngũ quan thập nhị cung

Thuyết Ngũ quan thập nhị cung là một cách phân chia khu vực quan trọng của nhân tướng học cổ đại. Thập nhị cung (12 cung) trên mặt lần lượt là: Cung Mệnh, cung Tài bạch, cung Huynh đệ, cung Điền trạch, cung Nam nữ, cung Nô bộc, cung Thê thiếp, cung Tật ách, cung Thiên di, cung Quan lộc, cung Phúc đức, cung Tướng mạo. Ngũ quan tức là: Lông mày là quan bảo thọ, mắt là quan giám sát, mũi là quan thẩm biện, miệng là quan xuất nạp, tài là quan lắng nghe.12 cung vốn là thuật ngữ thiên văn, dùng để biểu thị chu kỳ vận hành theo đường Hoàng đạo của mặt trời và mặt trăng, mỗi năm sẽ chuyển động của 12 vị trí một cách có quy luật. Các nhà xem tướng đã vận dụng thuật ngữ này để chỉ 12 vị trí trên mặt, đồng thời phân nội dung chính của cuộc đời con người và nhân tố chính liên quan tới vận mệnh thành 12 mục, rồi lần lượt gắn cho 12 vị trí trên mặt, từ đó có thể phán đoán lành dữ, phúc họa,cũng như tiền đổ vận mệnh của một người. Sách tướng thuật đã ghi chép về vị trí của 12 cung lần lượt là: Cung Mệnh, chỉ ấn đường, vị trí giữa hai lông mày, phía trên sơn căn. 
 
Cung Tài bạch, chỉ mũi. Cung Huynh đệ, vị trí hai lông mày. Cung Điền trạch, vị trí hai mắt. Cung Nam nữ ở phía dưới hai mắt,ra ra d Khoé Miệng, gần cằm. Cung Thê thiếp, vị trí khóe mắt. Cung Tật ách, ở phía trên ấn đường, tức là chính giữa trán. Cung Tướng mạo, chỉ toàn bộ cốt pháp của tướng mặt, bao gồm Ngũ nhạc và Tam đình trên mặt. Nếu vị trí này đầy đặn thì được hưởng vinh hoa phú quý; nếu Tam đình dài và cân đối thì cả đời hưng thịnh; nếu Ngũ nhạc nhô cao và đầy đặn thì được thăng quan tiến chức,hưởng nhiều bổng lộc, có phong thái đĩnh đạc, uy nghiêm, được nhiều người kính trọng. Trang chủ khí vận thuở nhỏ; mũi chủ vận mệnh tuổi trung niên, địa các và sao Thuỷ lại chủ tướng mệnh khi về già. Nếu có khiếm khuyết, hoặc khí sắc u tối, lại không đầy đặn thì có thể phán đoán đó là tướng dữ.

Thuyết thập tam bộ vị (13 vị trí)

Tướng thuật cổ đại cho rằng, lấy vị trí mũi làm đường trung tâm, từ chính giữa đường chân tóc phía trước trán tới cắm được phân chia thành 13 vị trí quan trọng dựa theo quan hệ Tam tài thiên, địa và nhân, rỗi dựa vào đó để suy đoán vận mệnh, thiện ác, hiển ngu của con người. Trong dó,trên trán có 4 vị trí, tức là thiên trung, thiên đình, tư không và trung chính,hợp thành cung quan lộc; phía dưới trán, giữa hai lông mày là ấn đường,giữa hai mắt là sơn căn, trên sống mũi có niên thượng và thọ thượng, chóp mũi là chuẩn đầu, phía dưới mũi có nhân trung, miệng là Thuỷ tinh, phía dưới miệng là thừa tướng, cằm là địa các.Tương ứng với 13 vị trí này còn có một số vị trí khác, tổng cộng là 146 vị trí. Các nhà tướng thuật cho rằng, những vị trí này “phía trên ứng với Tam tài, phía dưới kết hợp với Ngũ nhạc, quan sát thiên địa, nhận biết hướng trong ngoài, nhìn vào hình thì có thể biết được sang hèn, quan sát sắc thì có thể kết luận lành dữ”. Cũng có nghĩa là, chúng vừa ứng với Tam Tài thiên, địa, nhân, lại vừa ăn khớp với thế của Ngũ nhạc, thể hiện được sự tinh túy của “thiên nhân tương ứng”, quan sát khí sắc tại những vị trí này thì có thể biết được tình trạng sang hèn, lành dữ của một người.Sự phân chia các vị trí trên mặt như vậy là có cùng nguyên lý, tương ứng với xã hội loài người, khuôn mặt đã phản ánh về mọi phương diện của con người như quang lộc, con cháu, gia nghiệp, tổ tiên,... có thể nói là rất toàn diện. 
 
Trạng thái cát hung qua 13 vị trí trên khuôn mặt
 
Do đó, sau khi xác lập nên 13 vị trí trên mặt thì các nhà tướng thuật lại tiếp tục gán cho chúng những ý nghĩa lành dữ khác nhau, rồi dựa vào đó suy đoán về trạng thái thiện ác, thọ yểu, hiền ngu của con người.Chẳng hạn như, họ cho rằng, thiên trung chủ quý, người có thiên trung nhô cao thì sớm được làm quan, nếu tả sương liền kề thì có thể làm quan lớn.Còn người có thiên trung bằng phẳng thì nên đi xa mới có thể được hưởng lộc quan. Người có thiên trung khiếm khuyết thì không có “đất dụng võ",gặp hoạ lao tù. Người có thiên đình nhô cao, rộng rãi thì thời niên thiếu được hưởng phú quý, cả đời thành công, sống thọ; nếu thiên đình có khiếm khuyết hoặc mọc mụn, nốt ruồi thì sẽ chết bất đắc kỳ tử. Người có tư không nhô xương thì sẽ được làm quan lớn, nhưng nếu tu không mọc nốt ruồi hoặc có nếp nhăn thì không quý không cát; Nếu ấn đường rộng rãi thì thông minh, nhanh nhẹn, lại có phúc mệnh, có thể nắm quyền sinh tử của người khác. Tóm lại, đây là một bộ học thuyết tướng thuật vô cùng chặt chē.

Tứ học đường, Bài học đường

Các nhà tướng thuật cho rằng, một số vị trí trên mặt có liên quan mật thiết với mức độ thông minh của con người, họ đã gọi những vị trí này là học đường. Thông thường, có thể phân thành Tứ học đường và Bát học đường.Tứ học đường là chỉ 4 vị trí trên khuôn mặt mà qua đó có thể phán đoán về trạng thái hiển ngũ, phúc họa của con người, tức là: mắt là Quan học đường, trán là Lộc học đường, hai răng cửa là Nội học đường, trước cửa tai là Ngoại học đường. Các nhà tướng thuật cho rằng, Tứ học đường có liên quan tới 4 phương diện khác nhau của vận mệnh đời người, ca học đường có tướng đẹp thì phú quý song toàn, phúc thọ đểu có, hơn nữa học hành tấn tới, danh tiếng vang xa; nếu một học đường nào đó bị khiếm khuyết thì khó tránh khỏi cuộc đời vất vả, long đong lận đận. Trong Tứ học đường, nếu mắt dài và thanh tú thì sẽ có địa vị cao sang; trán rộng và dài thì được hưởng lộc quan và sống thọ; hai răng cửa mọc ngay ngắn, khít thì trọng chữ tín và hiếu thuận, nếu thưa lại nhỏ thì ngổ ngáo, ngang bướng;vị trí phía trước cửa tay đẩy đặn và sáng bóng thì là người thông minh, còn nếu tối tăm thì lại là người ngốc nghếch, thô lỗ.
 
Bát học đường là chỉ 8 vị trí trên khuôn mặt mà qua đó, có thể phán đoán về trạng thái lành dữ, sang hèn của một người, 8 vị trí này lần lượt là: Đẩu là Cao minh học đường; Trán là Cao quảng học đường; Ấn đường là quang đại học đường; mắt là Minh tú học đường; tai là Thông minh học đường; răng là Trung tín học đường; lưỡi là Quảng đức học đường; lông mày là Ban duẫn học đường. Các nhà tướng thuật cho rằng, hình tượng của các vị trí này phải như sau: Đâu nên tròn hoặc có xương nhô lên; trán nên tròn, mềm mại và vuông vức;  n đường nên bằng phẳng, sáng và không vết sẹo; mắt nên tròn, con ngươi đen, ánh mắt có hồn; tai nên có vành trong và ngoài rõ ràng, sắc tai nên đỏ, trắng hoặc vàng; răng nên đểu, khít và trắng; lưỡi nên hồng hào và dài chạm tới chóp mũi; trên lông mày nên có vết nhăn nằm ngang. Nếu Bát học đường có hình tướng như vậy thì là người phú quý, gặp may mắn, ngược lại sẽ không tốt.

Thuyết Ngũ tinh, Lục diệu, Ngũ nhạc, Tứ độc

Nhà tướng thuật đã dựa vào tên gọi của nhật nguyệt tinh tú như Ngũ Tinh, Lục diệu và tên gọi của sông núi như Ngũ nhạc, Tứ độc để đặt tên cho các bộ phận có liên quan trên khuôn mặt, như vậy, khuôn mặt của con người chính là hình ảnh thu nhỏ của vũ trụ tự nhiên. Ngũ tịnh tức là: Hỏa tinh, Thổ tinh, Mộc tinh, Kim tinh, Thuỷ tinh,trong tướng học lẫn lượt tương ứng với các bộ phận trán, mũi, tai phải, tai trái và miệng. Lục diệu tức là Thái dương, Thái  m, Nguyệt Bột, La Hầu,Kế Đô, Tử Khí, trong tướng học lần lượt tương ứng với các bộ phận mắt trái, mắt phải, Sơn căn, lông mày trái, lông mày phải, Ấn đường. Ngū tinh Lục diệu vốn là những hiện tượng tự nhiên quan trọng trong vũ trụ, các nhà tướng học đã mượn chúng để đặt tên cho các vị trí hoặc các cơ quan trên khuôn mặt, từ đó phán đoán vận mệnh của con người. 
 
Trạng thái cát hung qua vị trí Ngũ tinh, Lục diệu, Ngũ nhạc, Tứ độc 
 
Thông thường, nêu đặc điểm giữa chúng phù hợp với nhau thì là tướng lành và tốt, còn không thì là tướng dữ, xấu, nghèo hèn. Ngũ nhạc tức là: Trán là Hành Sơn, cằm là Hằng Sơn, mũi là Tùng Sơn,gò má trái là Thái Sơn, gò má phải là Hoa Sơn. Tứ độc tức là: Tai là TrườngGiang, mắt là Hoàng Hà, miệng là sông Hoài, mũi là sông Tế. Ngũ nhạc,Tứ độc vốn là những tên sông tên núi, tướng học đã mượn chúng để đặt tên cho các vị trí hoặc cơ quan trên khuôn mặt, qua đó phán đoán về trạng thái phúc thọ, lành dữ của con người. Quan sát Ngũ nhạc trên khuôn mặt thì cần xem chứng có hướng vào nhau tạo thành thế hay không. Còn quan sát Tứ độc thì cần xem chứng có thông suốt, rõ ràng, thẳng và ngày ngắn hay không, nếu thông suốt và rõ ràng thì sẽ có nhiều của cải. Song nếu ngắn, nông và không rõ ràng thì lại không tốt. Do đó, có thể dựa vào Tứ độc để phán đoán một người thông minh hay ngốc nghếch, sang hay hèn, giàu hay nghèo, sống thọ hay chết yểu.
Viết bình luận của bạn