Thần tiền vẽ sắc màu
DANH MỤC SẢN PHẨM

Sinh khí, sát khí, thoát khí: ý nghĩa và cách hóa giải trong phong thủy bất động sản

Haravan
Th 6 20/05/2022
Sát khí đạt đến cực độ sẽ trở thành Sinh khí. Sau một thời gian dài, Sinh khí sẽ biến thành Sát khí. Nguyên lý biến đổi trên của sinh khí, sát khí cũng có phần tương tự với nguyên lý biến đổi của khí  Âm Dương.

Ý nghĩa của Sinh khí, Sát khí, thoát khí

Như đã trình bày ở phần trước, mục đích của Phong Thủy là nhận được Sinh khí. Sinh khí và Sát khí là hai khái niệm trái ngược nhau. Nếu phân loại theo tiêu chuẩn trong sáng và vẩn đục thì khí vận trong sáng là Sinh khí, khí vận vẩn đục là Sát khí. Khi tinh lọc kỹ càng  m khí, Dương khí và các khí vân Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ Thì khí vận sẽ trở thành Sinh khí; còn khi để mặc chúng u ám, dơ bẩn thì khí vận sẽ trở thành Sát khí.
 
Có thể thấy, tùy tả Thanh Long hữu Bạch Hổ là quan trọng nhưng nếu chỉ xem xét điều này thôi thì cũng chưa đủ để nhận định được khu vực nào chứa nhiều Sinh khí hơn. Có thể coi Sinh khí là năng lượng. Vào những ngày oi bức thì khí vận lạnh là Sinh khí còn khí vận nóng là Sát khí. Nhưng ngược lại vào những ngày trời lạnh thì khí vận Nóng là Sinh khí còn khí vận lạnh là Sát khí. Như vậy, tùy theo từng trường hợp mà khí vận có thể là Sinh khí hay Sát khí.  Nói đến Phong Thủy, nhiều lúc người ta chỉ chú trọng đến các điều kiện về địa hình, nhưng khi xem xét theo Phong Thủy học bất động sản thì cần phải vận dụng tất cả những yếu tố khác như: Thiên Khí, Địa khí, Nhân khí. Nếu nhân Sinh khí được sinh ra từ sự kết hợp hài hòa giữa các khí vận của Tam Tài thì sẽ thành công; ngược lại, nếu gặp phải Sát khí được sinh ra do sự kết hợp hỗn độn giữa các khí vận này thì sẽ vấp phải thất bại.
 
Thiên khí là nói về thời gian, hay còn gọi là thời vận. Việc đoán biết được thời vận thật sự là một vấn đề khó khăn và đó cũng không phải là nội dung được nói đến trong sách này. Địa khí là nói về không gian. Nếu muốn kinh doanh thành công thì địa điểm kinh doanh phải tốt. Các nhà Phong Thủy  Âm trạch khi bàn về Địa khí đã nhấn mạnh thế “lưng tựa núi, mặt hướng sông” hay cá Thanh Long, hữu Bạch Hổ. Nói cách khác, đó là nơi có địa thế cao ở phía sau và thấp ở phía trước. Ngoại trừ trường hợp đặc biệt là nước đã sẵn có ở vùng trũng, còn thông thường thì nước luôn chảy từ nơi cao xuống nơi thấp. Theo Phong Thủy học bất động sản, dòng nước đóng vai trò cung cấp Sinh khí, thủy hải sản, năng lượng cho con người. Hơn nữa, dòng nước có điểm tương đồng với đường bộ Đường bộ chủ yếu được tạo ra dựa theo dòng nước. Trong trường hợp đường bộ và dòng nước hình thành nên địa thế lưng tựa núi, mặt hướng sông và không tác động lẫn nhau thì không có gì phải lo lắng. Nhưng nếu phía trước của khu đất có dòng nước còn phía sau có đường bộ thì phải đặt trọng tâm vào đâu? Nếu căn cứ vào điều kiện lưng tựa núi, mặt hướng sông thì kiến trúc sẽ quay lưng lại với con đường tiếp giáp, còn nếu lấy con đường làm trọng tâm thì khu đất có địa thế ngược. 
 
Tuy nhiên, khác với Phong Thủy  Âm trạch chú trọng địa thế lưng tựa núi, mặt hướng sông một cách vô điều kiện, Phong Thủy học bất động sản quan niệm rằng tùy vào điều kiện cụ thể mà quyết định việc tòa nhà hay khu đất nhận Sinh khí từ hướng nào. Phải hiểu rộng ra rằng cả đường bộ lẫn dòng nước đểu là lối cung cấp năng lượng. Do vậy, nếu chúng được tạo ra một cách bất hợp lý thì chúng sẽ cung cấp Sát khí chứ không phải Sinh khí. Ở nơi có nhiều con đường khác nhau thì việc chọn con đường nào làm lối cung cấp Sinh khí là vấn đề rất quan trọng cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng theo Phong Thủy học bất động sản.
 
So với Thiên khí hay Địa khí thì Nhân khí mạnh mẽ hơn, tác động trực tiếp và phát huy hiệu quả tức thì. Những Nhân khí cũng cần được kiểm soát. Cách kiểm soát Nhân khí chính là thu phục nhân tâm. Những nội dung này đã được thể hiện trong “Minh Tâm Bảo Giám” và lời răn dạy của Khổng Tử. Các chính trị gia và nghệ sĩ là những người cần phải đề phòng Nhân Khí bị giảm sút. Người cung cấp cho ta Nhân khí như là Sinh khí ổn định nhất chính là mẹ. Từ xưa đến nay, không ít lần hình ảnh người mẹ được ví như ngọn núi. Trên Thế gian này, có người mang đến cho ta Sát Khí và cũng có người mang đến cho ta Sinh khí. Người mang đến Sát Khí thì gần như không thể giúp ích gì về sức khỏe hay vận may. Việc phân loại khí thành Sinh khí và Sát khí chỉ mang tính tương đối. Nghĩa là, khí vận hữu ích cho con người được xem là Sinh khí công khí vận gây hại cho con người bị cho là Sát khí.Tuy nhiên, như đã nói ở phần trước, cùng một khí vận nhưng tùy trường hợp mà nó có thể là Sinh khí hay Sát khí; và không phải lúc nào Sát khí cũng có hại cho Con Người. Sinh khí thừa thãi sẽ trở thành Sát khí. 

Thuyết Ngũ Hành và thuyết Sát khí

Thuyết Sát khí kết hợp cùng thuyết  Âm Dương Ngũ Hành và được phân chia thành: Mộc sát, Phong sát, Thổ sát, Thạch sát, Thủy Sát. Từ ngày xưa, người ta đã cố gắng tránh sinh sống ở những vùng đất có Sát khí. 'Ngũ sát tiễn địa” là thuật ngữ dùng để chỉ các địa điểm có Sát khí. 

Mộc sát

Nơi có các cây cổ thụ, đại thụ đan xen nhau tạo nên rừng rậm, những lùm cây dại mọc um tùm che kín bầu trời, và dây leo vươn ra chằng chịt không cho ánh mặt trời lọt xuống khiến không gian trở nên tối tăm, u ám như trong một nghĩa địa đổ nát. Khí vân ở đó được gọi là sát của cây cối, hay Mộc sát (Mộc tiễn).

Phong sát

Nơi hứng trực tiếp ngọn gió u ám, lạnh lẽo thổi ra từ hang động do có vị trí đối diện với cửa hàng đông gió. Loại gió thổi nhanh và ập đến như một mũi tên lửa này được gọi là sát của gió, hay Phong sát.

Thổ sát

Nơi đất đai cằn cỗi không có nguồn nước hoặc sông suối, thổ chất bị ô nhiễm do trong đất chứa nhiều kim loại nặng đến nỗi cả cây cỏ cũng không mọc được, và có các loài trùng độc cùng những loài kiến sinh sống thì đó là vùng có Thổ sát.

Thạch sát

Nơi có núi đá hình kiếm mác hay hình luồi, nơi lộ ra phần đá sắc nhọn, lôm chôm ở đỉnh núi hoặc vách đá cheo leo,hiểm trở là nơi có Thạch sát.

Thủy sát

Do độ dốc của địa hình nên nước ở khe núi ào ạt đổ xuống tạo thành thác nước đập vào các tảng đá bên dưới, cuốn trôi đất cát ở đó và lấy ra tiếng động ầm ĩ suốt ngày đêm. Người ta gọi đó là sát của nước, hay Thủy sát. Người ta cho rằng sự phân loại 'Ngũ sát tiễn địa' được nhắc đến đầu tiên trong thuyết Ngũ Hành. Mộc sát chính là thứ sinh ra do khí vận Mộc mạnh đến mức u ám. Trong Hán tự,nếu trồng cây (chữ Mộc) ở giữa sân (chữ khẩu)+ sẽ tạo thành chữ 'khốn' (tai nạn, khốn khó), tức cuộc sống sẽ trở nên cơ cực. Do vậy, từ xưa người ta đã có khuynh hướng né tránh việc này. Tuy trông một vài loại cây cỏ trong sân cung cấp Sinh khí cho con người, nhưng nếu để chúng mọc hoang,tràn lan khắp sân thì chúng sẽ trở thành Một sát. Một trong những lý do để tránh trồng cây lớn trong sân theo Phong Thủy là thay vì cung cấp Sinh khí, cây lớn(Sục khí) sẽ rút hết Địa Khí (bao gồm cả Thủy khí) cần thiết cho con người. Mặt khác, cây còn ngăn cản con người nhận được Thiên khí do cành lá um tùm che kín bầu trời. Theo đó, có thể thấy rằng, vì có cây cối trong sân mà con người bị thất thoát nhiều Sinh khí hơn là nhận vào.
 
Cây con mọc đẩy trong sân. Đây chính là một loại Mộc sát. Ảnh chụp năm 2006.
 
Tổng thể việc trồng cây giữa sân.
 
Sự xâm hại của cây cối không chỉ dừng ở việc hút hết Thủy khí hoặc Thổ khí mà thậm chí còn có thể xảy ra trường hợp cây đổ làm sập nhà khi có gió bão lớn. Hơn nữa, cây còn sinh ra nhiều loại sâu bọ có hại cho con người, cành cây có thể mọc vươn vào trong nhà,và rễ cây có thể chọc thủng sàn nhà để ngoi lên mặt đất. Trong xã hội nông nghiệp, sân còn được dùng làm nơi lao động, sản xuất nên nếu có cây lớn ở giữa sân sẽ rất tốn diện tích. Do vậy, việc trồng cây ở giữa sân bị đánh giá xấu về nhiều phương diện. Tuy nhiên, không nên đánh giá một cách phiến diện ở khía cạnh mang tính mê tín về những điều cấm kỵ theo Phong Thủy tuổi đốn bỏ cây mà cẩn xem xét ý nghĩa sâu xa ẩn trong những điều cấm kỵ.đó từ nhiều góc độ khác nhau. Do Phong sát tương ứng với khí vận Hỏa Trong Ngũ Hành Nên Nó được coi như là Hỏa Sát 7 và mệnh khí Hỏa u ám. Vì thế, nơi nào nhận Phong sát sẽ có thể xảy ra hỏa hoạn.Ngoài ra, Phong sát còn có thể làm cho con người mắc bệnh trầm cảm.
 
Ngũ Hành khí và Ngũ Sát khí.
 
Thổ sát sinh ra từ đất xấu nên nơi có Thổ sát thường là nơi sinh sống của các loài côn trùng gây hại cho con người. Nhìn vào bức ảnh nhà hầm ở cao nguyên Hoàng Thổ, Trung Quốc dã giới thiệu ở phần trước, ta thấy có một cây rất lớn được trồng ở giữa sân. Theo sự giải thích về Mộc sát thì đây là điều xấu. Vậy tại sao ở đây lại trồng cây giữa sân? Điều này xuất phát từ sự tính toán về đặc tính phong thổ của khu vực.
 
Việc trồng cây trước nhà chính là ứng dụng phương pháp Yếm thắng để trấn áp khí vận Thổ Theo nguyên lý Mộc Khắc Thổ. Hơn nữa, khí vận Mộc của cây còn đóng vai trò giữ lại khí vận Thủy. Nếu không duy trì được độ ẩm thích hợp trong nhà hẩm thì đất sẽ sụp xuống hoặc bụi trong sân sẽ bốc lên. Ngoài ra, đây còn là vấn đề an toàn. Vì sân được đào phía dưới mặt đất nên hầu như không lo ngại việc cây sẽ bị đổ do gió bão và trồng cây ở giữa sân trong trường hợp này là một cách hạn chế tầm nhìn từ ngoài vào trong nhà hẩm. Vả Lại, do dân là một khoảng đất trũng được đảo vuông bốn góc nên nếu không có dấu hiệu nhận biết thì rất dễ xảy trường hợp nhiều người đang đi thì bất thình lình bị rơi xuống giữa sân do không biết có khoảng không phía trước. 
Nếu xảy ra sự cố như vậy thì cả người đi đường và gia đình sống bên dưới đều có thể bị thương.Vì vậy, cây chính là dấu hiệu nhằm báo rằng nơi đây có nhà. Xét theo nhiều khía cạnh, việc trồng cây giữa sân trong kiểu nhà hầm ở khu vực này có lợi nhiều hơn hại.
Viết bình luận của bạn