Sắc khí là gì? Cách để có một sắc khí tốt theo Phong thủy xem tướng thuật
Tâm Linh Số - Trâm
Th 6 15/07/2022
Sắc là ánh sáng tỏa ra trên khuôn mặt con người. Người có hơi thở mạnh mē, song sắc mặt lại non nớt thì đa phần là kẻ tâm thuật bất chính, lúc nào cũng xoen xoét nói cười. Còn có một số người, thường ngày trông lúc nào cūng lạnh lùng, nhưng thực tế lại là người hiếu thắng, có nhiều tài năng.
Sắc u tối: tâm loạn sinh hoạ
Đây chính là sự bí ẩn của việc xem tướng. Giọng nói phát ra từ trong lòng con người, còn khí sắc lại biểu hiện trên tướng mặt của con người. Nghe kỹ giọng nói của một người thì có thể biết được anh ta được giáo dục như thế nào, suy nghĩ của anh ta ra sao, từ đó suy đoán được anh ta cao quý hay thấp hèn. Mà muốn luận đoán họa phúc, cát hung trước mắt thì còn cần quan sát và nghiên cứu kỹ khí sắc của con người.
Sắc là ánh sáng tỏa ra trên tướng mặt con người
Nếu một người có sắc mặt rạng rỡ, tươi sáng thì cho thấy anh ta là người trẩm tīnh, biết đối nhân xử thế; nếu một người có sắc mặt u tối, mụ mị cho thấy anh ta là người nông nổi bộp chộp, hơn nữa còn hẹp hòi, xảo trá, không biết bao dung, người như vậy chắc chắn sẽ thường xuyên xảy ra sai lầm, làm việc không đến đầu đến đũa. Kinh văn lại nói, người có sắc mặt giống như cành lá cây tùng, cây bách thì lâu dần tự nhiên sẽ tỏa ra một loại ánh sáng trong xanh, kiểu sắc mặt này gọi là lão sắc. Sắc quý thường ẩn giấu bên trong, trải qua một thời gian nhất định sẽ dần dần hiện lên trên nét mặt, nhưng phải lộ phía dưới da thịt mới tốt, không nên lộ ra trên tướng mặt.
Sắc hợp đạo trung dung: người dại quý
Khí sắc của một người biểu hiện giống nhau trên tướng mặt và trên thân thể, cũng như cây cỏ, trong một ngày dù có thay đổi thế nào vẫn đẹp. Nếu có được sắc mặt như vậy thì có thể xem là hợp đạo trung dung. Một quý nhân thực thụ có cốt cách phi phàm, thân thể cường tráng, thần khí rõ ràng, sắc mặt tươi tắn, hồng hào thì sắc mặt của người này càng nhìn càng xuất chúng, như vậy, rõ ràng là dù cây cỏ có thay đổi ra sao thì vẫn đẹp.
Khí sắc trên khuôn mặt một người phù hợp với tinh thần và thể xác của người
Còn như, sắc mặt càng non nớt thì càng không thể giữ được lâu, ví như bông hoa sớm nở tối tàn, chỉ có thể tươi đẹp trong một khoảng thời gian ngắn ngủi. Sắc mặt như vậy gọi là “phai sắc”, giống như hoa nở rộ vào mùa xuân, không lâu sau sẽ lụi tàn.
Vô sắc: sắc của bậc chí nhân
Người bình thường chỉ biết rằng có thể quan sát thấy sắc mặt, nhưng lại không hiếu về sự bí mật của vô sắc, không gây chuyện thị phi, không vui không buồn, lúc nào cũng bình tĩnh, ôn hoà như thân cây ngū cốc, 110 loại sắc mặt này là sắc mặt của bậc chí nhân, còn người bình thường không thể có được. Trong “Nam Hoa kinh” có viết: khi Khổng Tử bái kiến Lão Tử, vào đúng lúc Lão Tử đang tĩnh định, hình như cây khô. Thực ra, màu sắc hiện trên tướng mặt tướng ứng với tâm tư của con người và phù hợp với khí của con người.
Sắc tương ứng với tâm, hợp khí, nếu không gây chuyện thị phi, không vui không buồn, yên tĩnh là sắc của bậc chí nhân.
Không bị vật chất chi phối thì hiển nhiên cũng sẽ không bị mờ mắt trước sự vật, cho nên không hành động một cách mù quáng, bên ngoài không bàn chuyện thị phi, bên trong không chú ý tới được mất, bởi vậy mới ung dung tự tại. Trong lòng yên tĩnh, hợp với dạo của tạo hoá, tâm tư không bị chi phối bởi ngoại cảnh, trong lòng như tro nguội,thì tướng mặt sẽ giống như cây khô. Hình như cây khô không phải là chỉ sắc mặt như cây khô, mà là chỉ tâm tư yên tīnh, thần thanh khí định, hoà cùng vạn vật, chỉ có bậc thánh nhân mới có tu dưỡng như vậy. Đoạn sau, trong nguyên văn có đưa ra ví dụ về Hổ Khâu Tử Lâm, Liệt Ngự Khấu để chứng minh những thánh nhân có tướng mặt này.
Sắc mặt giống như mây che khuất mặt trời, sắc mặt biểu lộ ra bên ngoài. Còn ánh sáng lại giống như trăng mùa thu, hiện ra từ bên trong và ngoài tướng mặt. Đoạn này nói về ánh sáng toát ra trên khuôn mặt của con người. Người đời thường coi sắc mặt giống với ánh sáng, mà không hể biết rằng sắc mặt của con người khác với ánh sáng, cần phải nghiên cứu kỹ.