Quả vị và luân hồi chuyển kiếp là gì? Nhân quả báo ứng, ai phải chịu luân hồi?
Tâm Linh Số - Trâm
Th 3 24/05/2022
Phật giáo chủ trương vô ngã, tất cả đều là hư ảo. Các phái khác nhau trong Phật giáo đã có sự tranh luận đối với vấn để "ai" phải luân hồi trong sáu cõi là có sự tồn tại của linh hồn hay không. Sau khi Phật giáo được du nhập vào Trung Quốc, đã kết hợp với quan điểm về linh hồn sẵn có tại đất nước này và hình thành nên quan điểm linh hồn bất tử và luân hồi vīnh viễn.
Quả vị chính là những thành quả đạt được qua quá trình tu hành. Quả vị siêu việt khỏi sự sống chết của Phật giáo chủ yếu gốm có quả vị La Hán, quả vị Bồ Tát và quả vị Phật. Phật giáo cho rằng, chỉ có con đường tu hành theo Phật pháp thì môi giống ngô được sự sình tử, từ đó đạt được địa vị tương ứng.
Sáu cõi luân hồi
Trong vấn đề sống chết, ngoài chủ trường thông qua con đường tu hành để đạt đến cõi Niết Bàn vô sinh vô tử, đối với những người không thể đạt đến cõi Niết Bàn, Phật giáo cho rằng họ đều ở trong vòng luân hồi của sáu cõi. Phật giáo chủ trương rằng cuộc sống của con người là phi thường phi đoạn (không thường hằng không gián đoạn) và chính vì sự phi thường (vô thường) gió của cuộc sống nên bất cứ người nào, bất cứ sinh mệnh nào cũng đều có sống và có chết. Vì cái chết của con người là phi đoạn (không gián đoạn) nên con người chết đi cũng không có nghĩa là biến mất hoàn toàn mà lại là sự khởi đầu cho một cuộc sống mới. Sáu cõi luân hồi chính là sự hình tượng hoá của lý luận này. Con người và các chúng sinh khác sẽ mãi mãi lưu chuyển luân hồi sống rối lại chết, chết rồi lại sống trong sáu cõi này. Sáu cõi là chí cõi Trời, cõi A tu la, cõi Người, cõi Súc sinh, cõi Quỷ đói và cõi Địa ngục. Cõi Trời bao gồm 28 cõi trời thuộc Tam giới, là địa điểm mà người Trung Quốc coi là chỗ ở của thần tiên nhưng vẫn có sống và có chết. A tu la sống ở cõi A tu la rất gần với thiên thần nhưng lại không có đức hạnh của thiên thần, vẫn phải dùng hình thức sinh mệnh. Con người sống ở cõi Người với 8 nỗi khổ, chỉ có tu hành theo Phật pháp thì mới được giải thoát khỏi sự sống chết. Sống Ở cõi Súc sinh là tất cả các loài động vật khác ngoài con người. Sống ở cõi Quỷ Đói là một bộ phận những người thường xuyên phải chịu đói khổ. Cõi Địa ngục là nơi tối tăm và tàn khốc nhất, tại đó những sinh mệnh phải chịu đựng đủ mọi sự giày vò. Sáu cõi này là những nơi mà chúng sinh có thể sẽ phải đi qua sau khi chết đi,là một hình thức sống mới mà chúng sinh có thể có được. Cõi Trời, cõi Atula, cõi Người những hình thức sống tốt đẹp nên còn được gọi là ba cõi thiện (tam thiện đạo). Cõi súc sinh, cõi quỷ đói và cõi địa ngục là những hình thức sống không tốt đẹp nên còn được gọi là ba cõi ác (tam ác đạo). Sau khi Phật Giáo được du nhập vào Trung Quốc, quan niệm về sáu cõi luân hồi cũng được du nhập theo. Tuy nhiên, dân gian thường gạt bỏ cõi Atula và cho rằng, sau khi chết đi, con người sẽ được luân hồi, lưu chuyển trong năm cõi còn lại.
Với những người không đạt đến được cõi Niết Bàn, nhà Phật cho rằng họ sẽ luân hồi không ngừng, sống rồi chết, chết rồi lại sống trong sáu cõi.
Nhân quả báo ứng
Tuổi thọ của chúng sinh trong sáu cõi có thể dài hoặc ngắn nhưng đều có sống và chết, hơn nữa còn luôn sống ở cùng một cõi. Phải chăng ở đây có một quy luật nào đó? Theo quan niệm của Phật giáo, con người sẽ được sinh ra ở cõi nào trong kiếp sau hoàn toàn không phải do số mệnh hay theo ngẫu nhiên, mà được quyết định bởi chính những hành vi của người đó khi còn sống trên thế gian. Khi Còn sống, nếu người đó làm được nhiều việc thiện thì sau khi chết sẽ được tái sinh tại ba cõi thiện. Ngược lại, nếu khi còn sống làm nhiều việc ác thì sau khi chết sẽ phải tái sinh tại ba cõi ác. Lý luận "hành vi thiện hay ác khi còn sống sẽ quyết định con người được sống ở đâu sau khi chết" được gọi là Nhân quả báo ứng. Căn Cứ của Nhân quả báo ứng chính là nghiệp nhân, bao gồm ba dạng là nhân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp. Một người có nghiệp như thế nào thì sẽ có báo ứng như thế ấy; tự mình làm thì tự mình phải chịu báo ứng, không ai có thể thay thế được.
Luân hồi chuyển kiếp sau khi du nhập vào Trung Quốc, tư tưởng luân hồi chuyển kiếp của Phật giáo đã tạo nên những ảnh hưởng rất lớn đến quan điểm của người Trung Quốc Về sự sống và cái chết. Tư tưởng này đã kết hợp với quan niệm linh hồn bất tử vốn có nguồn gốc từ Trung Quốc để sản sinh ra quan điểm luân hồi sinh tứ riêng biệt ở quốc gia này.
Những ai phải chịu luân hồi
Sáu cõi luân hồi trong quan niệm của Phật giáo đã đưa ra một cách giải thích rất hay cho sự sống và cái chết. Tuy nhiên, khi nói về cuộc sống của con người, Phật giáo lại cho rằng con người là do ngũ uẩn tạo thành, màu ngũ uẩn đều là hư ảo, nên chư pháp vô ngã, con người cũng là ảo. Nếu đã là vô ngã thì ai sẽ luân hồi trong sáu cõi kể trền? Rất khó để đưa ra câu trả lời chính xác, bởi mỗi người đang sống đều chưa từng chết, còn những người đã chết lại không thể quay trở lại để nói cho chúng ta biết về tình trạng của họ sau khi chết. Vì thế, câu hỏi này giống như một "nút chết" vậy. Trung dạo quán của phái Không tôn thuộc Phật giáo Đại thừa đã tháo bỏ được "nút chết" này: một mặt thừa nhận một"tục ngã" trong sáucôiluân hồi, nhưng mặt khác lại chỉ ra răng tất cả những diễunày đều không chân thực, không nên chấp trước A lại da thức (alayavijnana)
Quan điểm về luân hồi của phái
Hữu tông và phái Không tông, tuy đểu thuộc Phật giáo Đại thừa, nhưng vẫn có đôi chút khác biệt. Cả hai phái đều cho rằng tất cả sự vật trên thế giới đều là sự biến hiện của nội thất, đều là hư vô, là giả chứ không phải là thực, chỉ có "thức" mới là cái chân thực duy nhất dang tồn tại. Con người có "tám thức", là nhãn thức, nhĩ thức, tị thức, thiệt thức, thân thức, ý thức, mạt na thức và a lại da thức. Trong bát thức này, chỉ có a lại da thức là một thực thể có thực và vĩnh hằng. Thực thế này chính là "ngã", khi sống sẽ chấp trước, không bao giờ ngừng nghỉ và sẽ hình thành nên ý thức bản thân vô cùng mạnh mẽ. Sau khi con người chết đi, chính a lại da thức sẽ được lưu chuyển luân hồi trong sáu cõi. Linh hồn có tồn tại hay không "Ai" trong vấn để "ai phải luân hồi" mà chúng ta vừa bàn đến ở trên cũng chính "linh hồn" mà mọi người vẫn thường nhắc nói. Phái Không tông thuộc Phật Giáo Đại thừa cho rằng đó chính là "tục ngã", trong khi phái Hữu tông lại cho rằng đó à a lại da thức. Tuy vẫn còn đôi chút khiên cưỡng nhưng quan điểm của Phật giáo và sáu cõi luân hồi cũng như lời răn dạy con người phải tích đức hành thiện, tránh xa cái ác, cũng chính là tin tưởng vào sự tồn tại của linh hồn. Từ thời Đông.Tấn đến thời Nam - Bắc triều cũng chính là thời kỳ Phật giáo được truyền bá và phát triển mạnh mẽ ở Trung Quốc. Khi đó, giữa các phần tử trí thức trong tiểu đình, các thầy tu và người dân thường đã có cuộc tranh luận trong thời gian dài vấn để linh hồn bất tử.Trên thực tế, "linh hồn bất tử" theo lý giải của các Phật tử và người dân thường ở Trung Quốc hoàn toàn khác với "bất đoạn diệt luận" của Phật giáo Ấn Độ. Vì từ trước khi Phật giáo được truyền bá vào Trung Quốc thì ngay tại Trung Quốc cũng đã có quan niệm về linh hồn bất tử với quan điểm chủ yếu là: Con người là do khí dương và khí âm kết hợp mà thành; dương khí tạo nên tinh thần,âm khí tạo nên thân xác.
Sau khi con người chết đi, tinh thần và thân xác có thế bị chia lìa; thân xác tuy chết đi rồi nhưng tinh thần thì vẫn còn tổn tại độc lập.Phạm Chấn, đại diện tiêu biểu cho lý luận "Thần diệt" của Trung Quốc, cũng bắt đầu từ chính luận điểm này để lên tiếng phê phán. Dù kết quả tranh luận có như thế nào thì sau khi quan điểm sáu cõi luân hồi của Phật giáo và quan điểm về linh hồn truyền thống Trung Quốc kết hợp với nhau cũng đã nhanh chóng được một bộ phận lớn nhân dân đón nhận. Từ đó đã hình thành nên những giải thích độc đáo của người Trung Quốc về sự sống và cái chết. Các chương tiếp sau sẽ tiếp tục bàn về vấn để linh hồn sau khi chết.