Thần tiền vẽ sắc màu
DANH MỤC SẢN PHẨM

Phương pháp xem tướng trong Phong thủy cổ đại

Tâm Linh Số - Trâm
Th 5 14/07/2022
Tướng thuật cổ đại Trung Quốc lấy con người làm đối tượng quan sát chính. Từ mặt lý thuyết mà nói thì tất cả đặc trưng hình tướng của con người đều nằm trong phạm vi quan sát của các nhà nhân tướng học. Không chỉ bao gồm các vị trí trên cơ thể con người như mặt, đầu, tay, chân, mà còn bao gồm cả hình thần, khí sắc, giọng nói, có thể nói đây chính là một hệ thống vô cùng đồ sộ.

Phạm vi, trình tự và các bước quan sát trong tướng thuật cổ đại.

Phạm vi quan sát của tướng thuật cổ đại liên tục được mở rộng cùng với sự phát triển của bản thân tướng thuật. Như phạm vi quan sát cơ bản được đề cập đến trong tác phẩm “Tướng pháp thập lục thiên" của Hứa Phụ thời Hán sơ chỉ để cập tới 14 vị trí trên cơ thể người, và hai nội dung hình (hình dạng), thanh (giọng nói). Nhưng tới tác phẩm “Liễu Trang tướng pháp" của Viên Củng thời Minh đã chủ trương xem tướng dựa vào 36 vị trí của cơ thể con người, cụ thể gồm: đầu, tóc, lông mày, mắt, tai, mūi, răng, râu, cổ, não, lưng, vú, bụng, rốn, eo, chân, tay, bàn chân, lông tơ, nốt ruồi, xương, giọng nói, da, khí sắc (huyết), vết, tàn nhang, bộ phận sinh dục nam, bìu dái, hậu môn, cánh tay, mông, Nhân trung, xương chẩm, tiểu tiện, tóc mai, lưỡi.
 
Thập quan tướng mặt được đúc kết ra từ việc quan sát 10 phướng diện trên cơ thể con người
 
Vậy các nhà tướng thuật cổ đại đã phải xử lý ra sao với những nội dung quá ư đa dạng và chi tiết như vậy? Theo họ thì hình thể con người là một chỉnh thể hữu cơ thống nhất, họ đã dần dần tổng kết ra một số phương pháp xem tướng cơ bản từ thực tiễn, và rút ra thành trình tự và các bước quan sát. Họ cho rằng, muốn xem tướng thì trước hết phải xem bộ phận xương, cũng chính là xem đặc trưng xương của người được xem tướng. Bởi lẽ, sang hèn đều quyết định bởi xương, đặc trưng của xương sẽ phản ánh được xu thế vận mệnh của con người. Sau đó quan sát mối quan hệ về mặt Ngũ hành của hình tướng. Tiếp đến, sẽ đánh giá mức độ dài ngắn của Tam đình. Tam đình chính là tướng pháp chia khuôn mặt con người thành 3 bộ phận dễ phán đoán vận mệnh của con người.

Tướng mặt

Tướng mặt là tướng thuật cổ xưa nhất, cũng là tướng thuật quan trọng nhất. Các nhà tướng thuật cổ đại cho rằng, mặt con người trên ứng với Tam tài, dưới kết hợp với Ngũ nhạc, quan sát được vị trí trời đất, do vậy các nhà xem tướng lịch đại đều coi tướng mặt là tướng thuật cơ bản nhất. Vậy làm thế nào phán đoán được trạng thái lành dữ, thiện ác qua tướng mặt một người? Các nhà tướng thuật cổ đại đã tổng kết ra một số phương pháp cơ bản, họ cho rằng, Ngũ nhạc và Tứ độc trên khuôn mặt một người như trán, mũi, hai gò má phải hướng vào nhau, hài hoà, cân đối, vị trí Tam đình phải đẩy đặn, tướng mạo phải ngay ngắn, thần thái phải ung dung, tâm khí phải hài hoà. Đó mới là những yếu tố cơ bản cho thấy có tướng phú quý. 
 
 
Tướng thuật học cổ đại chia con người thành 10 dạng khác nhau, ứng với hình dạng của 10 chữ Hán, phán đoán về trạng thái lành dữ, phúc họa của con người.
 
Nếu vị trí Tam đình nghiêng lệch, tướng mạo không ngay ngắn, sắc mặt u tối thì có thể kết luận là tướng nghèo hèn.Nói từ góc độ sắc mặt, nếu sắc mặt tươi tắn, sáng như ngọc, hoặc den bóng như sơn, hoặc vàng tươi như màu hạt dẻ, hoặc tím như dải lụa tía thì đều được cho là tướng cát. Còn như sắc mặt đỏ như lửa, u tối hay tím tái như đang tức giận thì đểu thuộc về tướng dữ nghèo hèn và đoản mệnh. Trán và hai gò má nhô cao tạo nên hình dạng giống như 3 nắm đấm, nếu là nam giới thì khắc hại con cái, nếu là nữ giới thì khắc hại chồng, hơn nữa còn nghèo hèn, cơ cực. Nếu mặt như trăng tròn, thần thái ung dung, nếu là nam giới thì có thể làm công hầu khanh tướng, nếu là nữ giới thì được giàu sang nhờ vào chống. Da mặt dày thì tính tình giản dị, sống sung túc; da mặt mỏng thì nhanh nhẹn, tháo vát, song lại nghèo khó. Người béo mà mặt gầy thì sống khá thọ, tính tình ôn hoà; còn người gầy mà mặt béo thì sống không thọ, tính tình nóng nảy. Da mặt trắng, mà da trên thân mình đen thì tính tình thay đổi thất thường, có địa vị hèn kém; còn da mặt đen mà da thân mình trắng thì là người vững vàng, cấn trọng, có mệnh phú quý.

Tướng tay

Tướng tay là một loại tướng thuật khá cổ xưa, mức độ phức tạp của nó gần như có thể sánh ngang với tướng mặt. Đã có học thuyết mệnh lý khá tỉ mỉ bàn luận về mọi phương diện của đôi bàn tay như kích thước và độ dày mỏng của lòng bàn tay; độ dài ngắn và to nhỏ của các ngón tay; hình dáng của các ngón tay và lòng bàn tay; các đường vân trên lòng bàn tay và trên ngón tay,...
 
Tướng tay là một loại hình tướng thuật khá cổ xưa, xem hình dáng tướng tay được cho là cách xem tướng trực quan và đơn giản nhất.
 
Các nhà nhân tướng học cho rằng, bàn tay “bên ngoài thông với tứ chi, bên trong tiếp giáp ngũ tạng”, “liên quan tới sự được mất của Cơ thể", vậy nên nhìn vào tướng của đôi bàn tay có thể phán đoán được một người là sang hay hèn, thông minh hay ngu dốt, sống thọ hay chết yếu. Rất nhiều sách tướng học cổ đại đã trình bày và phân tích về tướng tay, đa phẩn đều tiến hành phân loại dựa trên các bộ phận trên bàn tay. Về hình dáng của tay, đa phần mọi người đều cho rằng tác dụng của tay là ở chỗ “cẩm giữ” và “lấy bở”, do đó các nhà tướng thuật đã phân tích như sau: bàn tay thon và dài thì tính tình hiền lành, thích bố thí; bàn tay ngắn và mập thì tính tình keo kiệt, thích nhận về; người tay to mình nhỏ được hưởng phúc thọ, còn người tay nhỏ mình to thì sống nghèo khổ, chết yểu; người tay nhỏ, mềm mại thì quý phái, còn người tay to và cứng thì hèn hạ; tay như vuốt của chim thì không thông minh, tay như móng chân lợn thì ngu ngốc, thô lỗ; người có mu bàn tay xương xấu thì rất vất vả; người tay trái ngắn thì ít tài hoa, còn người tay phải ngắn thì không giỏi võ lược; người có ngón tay dài và gầy thì thông minh, tài giỏi; người có ngón tay ngắn ngủn thì ngốc nghếch, hèn hạ; người có lòng bàn tay dày mà chắc thì phát đạt, còn người có lòng bàn tay cứng mà nhão thì phá sản. Thuyết mệnh lý về bàn tay vô cùng chi tiết, trong đó thuyết về các đường vân trên lòng bàn tay là đa dạng nhất, từ đường vân trên mu bàn tay tới đường vân trên lòng bàn tay và ngón tay đểu có hình minh hoạ cụ thể. Thuật xem tướng tay cổ đại Trung Quốc có lẽ cũng được ra đời vào thời kỳ Xuân Thu cùng với thuật xem tướng mặt. Mới đẩu là xem tướng chân, rồi mở rộng ra xem tướng lòng bàn tay, tiếp tục là ngón tay, vân tay, dần dần phát triển thành một loại tướng pháp quan trọng trong tướng học. Lý thuyết tướng tay cố đại được kết hợp với học thuyết  m dương Ngũ hành, Bát quái và lý thuyết Đông y, do vậy nó có thể đồng thời mang lại hai tác dụng, chẩn đoán bệnh tật và dự đoán vận mệnh.

Tướng đầu

Các nhà tướng học cho rằng, đầu là chủ của ngũ tạng, là tông của bách thể, hình tướng của đẩu có liên quan mật thiết với vận mệnh cả đời người. Xét trên phạm vi rộng, tướng đẩu cũng bao hàm tướng mặt và tướng xương. Các nhà tướng học xuất phát từ tiền đề là tỉ lệ Tam đình toàn thân cân xứng, cho rằng dẫu nên “cao và tròn, ẩn hư mà rộng”, chỉnh tể, ngay ngắn là tốt nhất, đó mới là tướng đầu phú quý. Thông thường, xương đầu nhô cao, đầy đặn là tốt. Da đầu cẩn dày, trán nên vuông, đặc biệt là nếu trán hơi ngắn thì nên đầy đặn, nếu trán hơi dài thì nên vuông vức. Trán nhô cao, hoặc trên đầu nổi xương gồ ghề thì đều là dấu hiệu dự báo cả đời phú quý. Còn như trán lõm xuống thì sống không thọ; da trán mỏng thì cả đời sống vất vả, long đong lận đận. Tóc thưa, da mặt mỏng, đầu nhỏ, cổ lại dài hay đầu như cong queo như con rắn đểu là tướng nghèo hèn, không tốt. Ngoài ra, khi đi không nên lắc đầu, khi ngồi không nên cúi đầu, bởi vì tướng thuật coi đó là tướng không tốt.
Trong tướng thuật, đầu người thường được so sánh với đầu động vật, từ đó phán đoán ra được vận mệnh cuộc đời. Chẳng hạn như có câu nói: “Đầu trâu vuông vức thì phú quý, vinh hoa. Đầu hổ hàm én thì phúc lộc tự tới. Đầu voi cao rộng thì phúc lộc thịnh vượng. Đẩu hổ tròn to thì phú quý dư thừa. Đầu hoẵng mắt sóc, cả đời tìm kiếm phúc lộc. Đầu rắn mỏng dẹt thì không có của cải, vật chất”, cũng có nghĩa là, đầu người giống như đầu trâu, đầu hổ và đầu voi đều là tướng đầu không phú thì quý, còn đầu giống như đầu hoẵng, đầu rắn là tướng đẩu không có tiền đổ.

Tướng tóc

Hình dáng của tóc có liên quan mật thiết tới vận mệnh con người. Tướng thuật học cho rằng, trên đầu mọc tóc thì cũng giống như cây cối mọc trên đồi núi. Cây cối mọc um tùm, tươi tốt thì sẽ che lấp đồi núi, không nhìn thấy đồi núi. Bởi vậy, tóc nên mọc dày, mềm mại và suôn mượt, ngắn mà trơn, đen mà bóng, mảnh mà có hương thơm, có dược những yếu tố này thì mới được xem là tướng quý. Còn nếu tóc có màu vàng hoặc đổ thì lại là tướng dữ, vận mệnh cả đời rất xấu. Tóc cứng, thô như dây thừng thì tính tình cứng rắn, thích cô độc. Tóc bết lại có mùi hôi thì vất vả, nghèo hèn. Tóc rối bù giống như có nắm đấm trên đầu thì tính tình gian trá, lại nghèo khổ. Tóc mọc nhiều ở đường chân tóc thì cả đời nghèo hèn. Đường chân tóc dài thì tính tình hiền lành, lương thiện. Tóc phía sau gáy dài thì tính tình gàn dở, độc ác. Tóc mềm, dày cho thấy khí huyết dồi dào, còn tóc cứng, thưa, lại khô thì cho thấy khí huyết không tốt hoặc thiếu. Chưa tới 40 tuổi mà tóc đã bạc trắng là máu xấu, là dấu hiệu “chưa già đã suy yếu” điển hình, người như vậy khó sống thọ.

Tướng nốt ruồi

Người xưa cho rằng, nốt ruồi trên cơ thể có liên quan mật thiết tới trạng thái sang hèn, lành dữ của đời người. Tương truyền Hán Cao Tổ Lưu Bang có 72 nốt ruồi trên chân trái, đây là tướng tốt, có thể làm vua. Thuật xem tướng nốt ruồi của người xưa phân hình thể con người thành 3 khu vực chính là nốt ruồi ở mặt và đẩu, nốt ruồi trên người và nốt ruồi trên tay chân, mỗi khu vực đểu có hệ thống mệnh lý riêng. Trong 3 khu vực này thì quan trọng nhất là tướng pháp nốt ruồi ở mặt. Ngoài ra, nốt ruồi của nam và nữ cũng có tính chất lành dữ khác nhau. 
 
Nốt ruồi và trạng thái lành dữ, sang hèn của đời người
 
Các nhà tướng thuật cho rằng, nốt ruồi mọc ở người thì cũng giống như cây mọc ở trên núi, núi mọc ở trên đất. Nếu đất trên núi tốt thì cây cối sẽ mọc tốt tươi, cho thấy đất phì nhiêu mẩu mỡ; nếu trên đất có nhiều chất ô uế thì sẽ hình thành nên “núi xấu” có độ cao thấp không đều, cho thấy đất bị ô nhiễm. Do vậy, người có bản chất tốt đẹp thì cũng sẽ xuất hiện nốt ruồi quý, để bộc lộ sự cao quý của người đó; còn người có bản chất xấu thì sẽ xuất hiện nốt ruồi dữ, bộc lộ sự thấp hèn của người đó. Vậy nên, các nhà nhân tướng học thời xưa thường dựa vào vị trí, số lượng và màu sắc của nốt ruồi để làm tiêu chí phân đoán về sự sang hèn, lành dữ của một người. Thông thường, nốt ruồi mọc nhiều ở vị trí dễ nhìn thấy là không tốt, còn mọc nhiều ở chỗ khuất thì lại rất may mắn. Nốt ruồi mọc ở trên mặt không may mắn, theo cách nói của nhân tướng học là “đầu không có xương dữ, mặt không có nốt ruồi lành”.  Ngoài ra, màu sắc của nốt ruồi cũng mang những ý nghīa khác nhau. Nếu nốt ruồi đen như sơn hoặc đỏ như son thì là tốt; nếu trên mặt có nốt ruồi màu đỏ nhạt thì là người hay gây chuyện thị phi; nếu trên mặt có nốt ruồi trắng là người hay hoang mang sợ hāi, sẽ gặp vận xấu như phải chịu hình phạt; nếu trên mặt có nốt ruồi màu vàng thì là người hay quên, làm việc không chắc chắn; người trên trán có nốt ruồi xếp thành hình 7 ngôi sao thì đại phú đại quý, còn nếu nốt ruồi mọc ở thiên trung, thiên đình, tư không sẽ gây hại cho bố, hoặc gây hại cho mẹ, hoặc gây hại cho cả bố và mẹ, đều là tướng dữ; nốt ruồi mọc ở trên hai vành tai thì rất thông minh, tài giỏi;... Và còn rất nhiều, rất nhiều tướng nốt ruồi khác nữa. Tóm lại, lý thuyết tướng thuật cổ đại thường sa vào rườm rà và khiên cưỡng, nhất là bộ phận tướng nốt ruồi.

Tướng chân

Lão Tử nói: “Cây to mấy sải tay ôm, bắt đầu từ mầm non; Đài cao chín tầng bắt đầu từ mô đất; Chuyến đi nghìn dặm bắt đầu từ bàn chân”.  Mặc dù chân ở phía dưới cùng của cơ thể, sống phải chịu lực lớn nhất, nó giúp chúng ta bước những bước chắc chắn, để ngẩng cao đẩu. Do vậy, tướng thuật học Trung Quốc truyền thống đã phân tích các đặc trưng của bàn chân để từ đó suy ra vận thế đời người. Tương truyền, gian thần triều Tống là Tần Cối có bàn chân dài, khi còn là thái học sinh (cấp học cao nhất thời xưa), một lần nằm ngủ ở dưới cửa sổ, có một thầy xem tướng đi qua nhìn thấy, đã nói với bạn học của Tần Cối rằng: “Người này chỉ phá nước hại dân mà thôi, thiên hạ sẽ phải chịu hoạ do hắn gây ra, các anh cũng có người phải chết trong tay hắn”những lời nói này về sau quả nhiên ứng nghiệm.
 
Tướng chân và trạng thái lành dữ của tướng chân
 
Thông thường, bàn chân dài, cân đối, rộng, đầy đặn và mềm mại được cho là tướng phú quý, còn vẹo vọ, gầy gò, ngắn, thô cứng là tướng nghèo hèn. Bàn chân tuy rộng, song lại gầy và mỏng thì cả đời nghèo khổ. Bàn chân tuy đầy đặn, song lại ngắn và to ngang thì vẫn suốt đời bẩn hàn. Người có lòng bàn chân bằng phẳng thì nghèo khổ, ngu dốt. Người có ngón chân nhỏ và dài thì lương thiện, thật thà. Người có bàn chân vuông vức, đầy đặn thì giàu sang. Tóm lại, người quý phái thì chân nhỏ lại dày, còn người nghèo hèn thì chân mỏng lại to. Các nhà tướng thuật cho rằng, lòng bàn chân có đường vân hay không, điều đó sẽ có ảnh hưởng rất lớn về mức độ sang hèn của một người, lòng bàn chân không có đường vân là tướng ngu dốt, ương bướng, hèn hạ. Còn nếu lòng bàn chân mịn màng, mềm mại, lại có nhiều đường vân là tướng phú quý. Nếu lòng bàn chân khô cứng lại có ít đường vân là tướng nghèo hèn. Tướng thuật cũng phân các đường vân dưới lòng bàn chân thành nhiều loại, đồng thời gán cho chúng những ý nghĩa khác nhau. Nếu cả 10 ngón chân đều không có vân thì đa số đều tán gia bại sản.

Tướng hình thần

Các nhà tướng thuật cho rằng, hình thần hữu dư (dư thừa) tượng trung cho có phúc, còn hình thần bất túc (thiếu hụt) là nguồn gốc của tai hoạ, bởi vậy, khi xem tướng, cần quan sát một người xem hình thần của họ là “hữu dư” hay “bất túc”, đó chính là căn cứ quan trọng để suy đoán về trạng thái lành dữ của vận mệnh. Hình là chỉ dáng vẻ bề ngoài của con người, “Hình hữu dư” là chỉ hình tướng hoàn toàn phù hợp với yêu cầu của tướng lý, tướng học cho rằng “hình hữu dư” là tướng tốt. Còn "hình bất túc" là tướng hình yếu ớt, có khiếm khuyết, không phù hợp với yêu cầu của tướng lý. Xuất phát từ lý thuyết “thiên nhân hợp nhất”, tướng học cổ đại Trung Quốc đã coi tướng lý “nhân tướng phù hợp hoàn toàn với thuộc tính tự nhiên” làm chuẩn tắc cao nhất, cho rằng con người là sự thu nhỏ của tự nhiên, phù hợp với thuộc tính của tự nhiên, do đó cũng phù hợp với tướng lý. Xét về thực chất, đây cūng là phù hợp với thuộc tính tự nhiên, hoàn toàn phù hợp tức là hình hữu dư, còn có sai lệch tức là hình bất túc. Thẩn, ngược lại với “hình”, là chỉ khí chất tinh thẩn của con người. Tướng học cho rằng, khí chất tinh thần của con người được phân thành trong và dục, an và bão, hoà và nhược, hư và thực và ẩn và lộ. Tướng học cho rằng, hình là vẻ bề ngoài của thần, muốn biết thần thì trước hết phải xem hình. Tinh hoà hợp thì thẩn mới sinh ra, thẩn sinh ra thì hình mới trọn vẹn. Hình và thần dựa vào nhau để tổn tại, chúng không thể tách rời nhau. Xem tướng thẩn, tức là thông qua việc quan sát đặc tính, cũng như vẻ tốt xấu trong khí chất tinh thẩn một người để phán đoán tính cách cũng như trạng thái sang hèn, thọ yểu của người đó. Tướng thuật còn coi mắt là cung “thẩn du”, mọi đặc tính và sự tốt xấu của khí chất tinh thần đểu phản ánh trên đôi mắt của một người. Do vậy, các thầy xem tướng trong cái thời kỳ lịch sử khác nhau đặc biệt coi trọng ánh mắt.

Tướng khí sắc

Khí sắc là chỉ màu sắc của hình thể và nét mặt con người. Tướng khí sắc chính là tướng pháp phán đoán về trạng thái hiền ngũ, thọ yểu, sang hèn của một người thông qua việc quan sát màu sắc trên hình thể và nét mặt của người đó. Khi sắc là sự kết hợp của “khí” và “sắc”。 Quan sát “khí” và “sắc”, rồi tổng hợp lại, có thể nhìn thấu về tinh thần của một người. Đây chính là nội dung quan trọng của tướng thuật cổ đại. Tướng học cho rằng, mối quan hệ giữa khí và sắc giống như là đèn dầu và dầu, dầu trong thì đèn sáng, dẫu dục thì đèn tối, dẫu hết thì đèn tắt. Con người cũng như vậy, khí thư thái thì sắc dễ chịu, khí thông suốt thì sắc tươi tắn, sắc tươi tắn thì sẽ sáng sủa rực rỡ. Ngược lại, bẩm khí (khí bẩm sinh) khô, dục thì chắc chắn sắc sẽ tối tăm, không rõ ràng, do vậy người có khí thông suốt, sắc tươi tắn sẽ là người có tướng tốt, chủ vinh hoa phú quý, phúc thọ song toàn. Còn như khí lệch sắc khô, khí ngưng trệ sắc tím tái hoặc hình như cành cây khô, trái tim cằn cỗi, khí thoát không đểu thì đều là tướng người- nghèo hèn, không thọ do bẩm khí xấu, nông và mỏng.
 
Tướng pháp khí theo quan niệm cổ xưa
 
"Tứ thời khí sắc” chính là khí sắc tại bốn mùa trong năm. Khí sắc của con người biến đổi theo mùa, mỗi mùa mỗi khác, bởi vậy trạng thái lành dữ cũng khác nhau. Mỗi mùa đều có bản sắc của riêng mình, cũng chính là có chính xác (màu sắc chính), cụ thể là mùa xuân là màu xanh, mùa hè là màu đỏ, mùa thu là màu trắng, mùa đông là màu đen. Mối quan hệ giữa chính sắc và các khí sắc khác đã hình thành nên các trạng thái vượng, tướng, hưu, tù, tử dựa theo nguyên lý Ngũ hành sinh khắc. Điều này cũng giống như nguyên lý xem tướng mệnh Bát tự. Ví dụ, một vị trí nào đó trên mặt người sinh vào mùa xuân xuất hiện màu xanh hoặc đó thì chính là anh ta đang ở trạng thái vượng, tướng, đều cát; Còn như xuất hiện màu trắng hoặc vàng thì chính là tù, tử, do vậy sẽ không gặp may mắn. Các trường hợp khác cùng loại suy ra từ dó. Khí sắc của một người rất khó quan sát, bởi vậy khi quan sát khí sắc cần lựa chọn thời gian thích hợp. Thông thường nên chọn thời điểm sau khi gà gáy sáng, trước khi mặt trời mọc, chính là lúc bình minh, bởi vì lúc này tâm tư con người sảng khoái nhất, khí huyết còn chữa rối loạn.
Viết bình luận của bạn