Thần tiền vẽ sắc màu
DANH MỤC SẢN PHẨM

Hệ thống Phong Đô địa ngục có khác địa ngục Minh Phủ Thái Sơn

Tâm Linh Số - Trâm
Th 6 27/05/2022
Điện Phong Đô thiên tử được xây dựng trên núi Bình Độ, thuộc hệ thống quỷ thành Phong Đô, trong đó có Phong Đô Đại Đế, Tứ đại phán quan, Thập đại âm soái, 18 tầng địa ngục,... Tất cả đều thấm đẫm màu sắc u ám đáng sợ của chốn quỷ quốc.

Điện Thiên Tử

Sau khi Phong Đô trở thành quỷ thành, đã có tới hơn 50 công trình kiến trúc và các ngôi miếu liên quan đến địa danh này được "tạo dựng", bao gồm cả cầu Nại Hà, Quỷ Môn quan, cao Huyết Hà, lầu trà Mạnh Bà, điện Chung Quỳ,điện Vô Thường, miếu Thổ Địa, điện Đông Nhạc, địa phủ Đông Tây, điện Thập Vương, điện Ngọc Hoàng, miếu Thành Hoàng, điện Thiên Tử,... Ngoài ra còn có một số điện thờ các vị thần khác của Phật giáo và Đạo giáo. Ngôi miếu lớn nhất và cũng được đánh giá là quan trọng nhất của quỷ thành Phong Đô chính là điện Thiên Tử. Điện Thiên Tử tọa lạc trên đỉnh của ngọn núi Bình Đồ và bắt đầu được xây dựng vào thời Tây Tấn. Ban đẩu, ngôi miếu này được xây dựng với mục đích tưởng nhớ  Âm Trường Sinh và Vương Phương Bình - hai vị đạo cao đức trọng đã tu hành và đắc đạo thành tiên tại nơi này. Đến đời Tuỳ Đường, quy mô của ngôi miếu bắc đẩu được mở rộng và được đặt tên là quán Tiên Đô. Đến đời Tống, ngôi miếu lại được đối tên thành quán Cảnh Đức và đến đời Minh được gọi là điện Diêm La. Bắt đầu từ đời Tống Minh, điện Diêm La trở thành nơi thờ cúng  Âm thiên tử Phong Đô Đại Đế và đến đời Thanh lại được đổi tên thành điện Thiên Tử. Điện Thiên Tử do bốn bộ phận lớn là tam quan, hạ điện, trung điện và chính điện hợp lại mà thành. Chính diện cũng là nơi thờ cúng  m thiên tử Phong Đô Đại Đế. Bên trái và bên phải của thiên tử có hai cung nữ đứng hầu cận, hai bên là văn thần võ tướng và Lục trực Công tào của địa phủ đứng chẩu. Ngồi phía sau Phong Đô Đại Đế còn có hoàng hậu. Trung điện là nơi thờ cúng các quỷ tướng, quỷ lại và quân quỷ như Tứ đại phán quan, Thập đại âm soái. Hai dãy nhà bên phải và bên trái của hạ điện chính là hai hành lang dài, chính là động địa ngục và tây địa ngục. Tại đây có tượng của các quân quỷ - những người sẽ thi hành những hình phạt tàn khốc nhất của 18 tầng địa ngục, và loạn thần tặc tử, tham quan ô lại, kẻ gian dâm bạc ác, quỷ ma yêu nghiệt - những người phải chịu đựng các hình phạt tàn khốc, nặng nề trên.

Gương chiếu yêu

Dưới bức hoành phi có viết bốn chữ "Càn Khôn nhất khí" trong điện đường là một tấm gương báu được treo cao. Mọi người thường gọi tấm gương đó là "gương chiếu yêu" hay "nghiệt kính". Gương chiếu yêu là một tấm gương lớn hình tròn, được chế tác bằng đồng với đường kính 2 thước, nặng 31 cân. Gương Chiếu yêu là một loại gương trừ tà của Đạo giáo, có nguồn gốc từ rất lâu đời. Gương chiếu yêu không những có thể chiếu yêu diệt quỷ mà còn có khả năng trừ tà, giải trừ oan ức, giám sát thi hành hình phạt và nhìn được tới những nơi xa xôi. Thời xưa còn có phương pháp dùng gương chiếu yêu để quỷ hiện hình,Thác tháp Lý Thiên Vương trong tác phẩm "Tây du ký" đã sử dụng công cụ này để phân biệt đâu là Mỹ Hầu Vương thật và đâu là Mỹ Hầu Vương giả. Trong Tác phẩm "Ngū Hiển Linh Quang Đại Đế Hoa Quang Thiên Vương truyện" có viết rằng Phong Đô Đại Đế đã sử dụng gương chiếu yêu để phân biệt xem Hoa Quang Mà nguyên soái là thật hay giả... Bên cạnh đó, vẫn còn một truyền thuyết khác được lưu truyền rộng ra trong dân gian về gương chiếu yêu Phong Độ. Theo truyền thuyết này, viên tri huyện ở Phong Đô tên gọi Đường Đồ, vốn là một tên tham quan. Một hôm, viên tri huyện này đến du ngoạn ở điện Thiên Tử, khi soi mình trước gương chiếu yêu chỉ thấy hiện ra một cái đầu lợn béo múp.Viên quan ngạc nhiên, bèn hỏi các nhà sư tại đây xem nguyên do vì đâu. Nhà Sư nói: "Khi sống là tham quan, chết sẽ biến thành lợn". Đường Đồ nghe vậy, vừa xấu hổ vừa tức giận, đã ra lệnh cho quân lính dùng tiết gà, máu chó bôi lên tấm gương chiếu yêu. Từ đó trở đi, tấm gương chiếu yêu đã không còn có độ bóng sáng như lúc ban đầu nhưng uy lực của nó vẫn còn tổn tại.

Điện Thiên tử Phong Đô

Sau khi Phong Đô trở thành quỷ thành, đã có rất nhiều công trình kiến trúc và đền miếu liên quan đến địa danh này được tạo dựng. Trong số các công trình đo, điện Thiên Tử, nơi thờ cúng  m thiên tử Phong Đô Đại Đế, được cho là có quy mô lớn nhất và có tầm quan trọng hơn cả.
 
Điện Thiên tử Phong đô
Vì chủ thẩn của quỷ thành là Phong Đô Đại Đế, một vị thần tiên của Đạo Giáo, bên dưới trướng của ngài, Đạo giáo đã sắp đặt thêm cả thập điện chân quân địa phủ nhằm hỗ trợ Phong Đô Đại Đế cai quản địa ngục.

Thập điện chân quân địa phủ

Trong Đạo giáo còn có truyền thuyết về thập điện minh phủ nằm dưới trướng của Phong Đô Đại Đế. Theo ghi chép ở quyển 3 cuốn "Đạo môn định chế" và quyết 39 của "Thượng thanh linh bảo đại pháp" trong đạo kinh, thập.điện chân quân này chính là thập điện minh quan của Phong Đô địa phủ. Họ Chính là Địa phủ Bảo Túc Chiêu Thành chân quân, Địa phủ Thần Biến Vạn Linh chân quân, Địa phủ Vô Thượng Chính Độ chân quân, Địa phủ Phim Diễn Khánh chân quân, Địa phủ Ngũ Hoá Uy Linh chân quân, Địa phủ Thái Tố Diệu Quảng chân quân, Địa phủ  âm Đức Định Tu chân quân, Địa phủ Động Minh Phố Thế chân quân, Địa phủ Huyện Đức Ngũ Linh chân quân, Địa phủ Tối Thắng Diệu Minh chân quân. Tương truyền, thập điện chân quận này chính là.hóa thân của vị thần tiên Thái Ất Cứu Khổ thiên tôn trong Đạo giáo. Thái Ất Cứu Khổ thiên tôn là em của Nguyên Thuỷ thiên tôn. Một lần, trong khi đang ngao du chốn địa phủ, ngài đã tận mắt chứng kiến tình cảnh đau khổ của những linh hồn ở tam giới. Giữa những tiếng kêu than bi ai dậy đất, ngài động lòng từ bi nên để chém bỏ đầu thiện và hóa thân thành thập điện chân quân. Thập điện chân quân chủ cai quản những công việc của địa phủ, hoàn toàn không tham gia vào sự tranh chấp của tam giới, tứ giáo, không bị tiêm nhiễm bởi luật nhân quả của nhà Phật nhưng cũng làm việc rất công bằng, chính trực và tận tâm.
 
Thái ẤT Cứu Khổ thiên tôn là một trong hai vị hầu cận thân với Ngọc Hoàng

Thập điện chân quân trong Thập hội trai công

Ngoài truyền thuyết về thập điện chân quân của địa phủ, trong "Thập hội trai công đạo tràng"của Đạo giáo cũng có thập điện chân quân minh phủ. Theo Những ghi chép trong "Nguyên Thuỷ thiên tôn thuyết Phong Đô diệt tội kinh",nếu xây dựng một đạo tràng rộng lớn cho người chết và tu luyện Thập hội trai công trong vòng bảy bảy bốn chín ngày thì người này có thế được siêu độ vong hồn và không phải xuống địa ngục. Những người được cứu vớt bởi Thập hội trai công này chính là Thập điện chân quân minh phủ của Phong Đô Đại Đế. Họ Là Nhất thất Thái Quảng đại vương Thái Tú Diệu Quảng chân quân, Nhị thất Sơn Giang đại vương  m Đức Định Tu chân quân, Tam thất Tống Đế đại vương Động Minh Phổ Tế chân quân, Tử thất Ngũ Quan đại vương Huyện Đức Ngũ Linh chân quân, Ngũ thất Diêm La đại vương Tối Thắng Diệu Linh chân quân,Lục thất Biến Thành đại vương Bảo Tố Chiêu Thành chân quân, Thất thất Thái Sơn đại vương Trù Quan Minh Lý chân quân, Bách nhật Bình Đẳng đại vương Vô Thượng Chính Độ chân quân, Tiểu tường Đô Thị đại vương Phi Ma Diễn Thánh chân quân, Đại tướng Chuyển Luân đại vương Ngũ Hoá Uy Đức chân quân. Thập điện chân quân minh phủ của Phong Đô Đại Đế và Thập hội trai công thờ cúng thực ra chính là Thập điện Diêm Vương của Phật giáo đưa vào,thay đổi đi chút ít và mang những danh xưng của Đạo giáo mà thôi.Dù là hệ thống nào của Thập điện chân quân minh phủ kế trên cũng đểu chịu ảnh hưởng của Thập điện Diêm Vương trong Phật giáo. Điều này cho thấy hệ thống địa ngục của Đạo giáo tuy chịu ảnh hưởng rất sâu sắc từ Phật giáo nhưng cũng đã tự tạo nên được những nét đặc sắc riêng và ngày càng được phát tiến, mở rộng, hình thành một tín ngưỡng nhất định.

Thập điện chân quân địa

Thập điện chân quân địa phủ khá gần với hệ thống địa phủ mà Đạo giáo Trung Quốc đã tự sáng tạo nên.Hệ thống này cũng đã hạn định nhiệm vụ của Thập điện chân quân: chủ cai quản những sự việc xảy ra ở chốn địa phủ, không tham gia vào sự tranh chấp của tam giới và tứ giáo. Tương truyền, Thập điện chân quân là do Thái Ất Cứu Khổ thiên tôn hóa thân mà thành.
 
 

Thập diện chân quân thập hội trai công

Chịu ảnh hưởng rất lớn từ hệ thống địa ngục của Phật giáo, mười ba Minh Vương của Phật giáo được hình thành từ phong tục cúng bảy bảy bốn chín ngày. Thập hội trai công dựa vào đó để biến đổi đôi chút về gán cho những danh xưng đặc trưng của Đạo giáo
 
 
 Đây cũng là bằng chứng cho thấy Nho Giáo, Phật giáo và Đạo giáo đang dẫn dẫn hòa nhập lẫn nhau,trong hệ thống địa ngục đặc trưng của mỗi tôn giáo lại đểu có thể tìm thấy hình bóng của hai tôn giáo còn lại.
Viết bình luận của bạn