Thần tiền vẽ sắc màu
DANH MỤC SẢN PHẨM

Đưa tang là gì? Tiễn vong linh lên đường đến nơi mai táng

Tâm Linh Số - Trâm
Th 6 24/06/2022
Sau khi thi thể người chết nhập quan, linh cữu sẽ được đưa đến nơi mai táng, tục gọi là "đưa tang", "xuất tẫn", "tống táng"; đời Thanh gọi là "phát dẫn". Nghi lễ này do các trình tự chọn ngày, khóc tặng, khởi linh, dẫn đường, tống hành và tế lộ hợp thành.

Chọn ngày lành, giờ Hoàng đạo để an táng người chết

Đưa tang nghĩa là đưa "vong linh" đi trên một con đường không có lối về, đi đến một thế giới khác. Tất cả lễ nghi ở chốn nhân gian là tìm mọi cách có thể để vong linh đi đường được thuận lợi, bình an; vì vậy, ngày đưa tang hiển nhiên là vô cùng trọng đại. Nhiều dân tộc thường vô cùng thận trọng khi lựa chọn ngày đưa tang. Ngay từ đời Hán, ở Trung Quốc đã ra đời "táng lịch", một loại lịch chuyên dùng để lựa chọn ngày lành cho việc đưa tang. Tác phẩm "Luận hành" của Vương Sung ra đời cùng trong thời kỳ này cũng viết rằng: "Thói đời rất tin vào những tai hoạ do ma xui quỷ khiến, cho rằng tất cả sự bệnh tật, chết chóc cũng như hoạn nạn, bị tội, giết chóc làm nhục, vui cười, đều là do xung phạm gây ra. Vì vậy, những việc như khởi công xây nhà, di chuyển chỗ ở, cúng tế, chôn cất, làm việc, nhập quan, cưới gả... nếu không chọn ngày lành tháng tốt, không tránh tuế nguyệt thì chắc chắn, sẽ xung phạm đến quỷ thần, phạm vào giờ kỵ mà dẫn đến nguy hại. Bệnh tật, tai họa, vi phạm pháp, phạm tội, chết chóc, khuynh bại gia sản, hại chết cả nhà...đều là do con người không cẩn thận, xúc phạm kỵ huý mà sinh ra cả". Từ đó có thể thấy được sự thịnh hành của tục chọn ngày lành cho việc an táng người chết lúc bấy giờ.
Trong dân gian có rất nhiều điều kiêng kỵ khi dua tang. Tại vùng Hà Nam, Tẩm Dương còn có tập tục kỵ tháng trong việc mai táng, hơn nữa lại liên quan đến cả họ và tên. Tục rằng,những người mang họ Trương, Vương, Lý hoặc Triệu thường kỵ động thổ chôn cất vào tháng 6 và tháng chạp âm lịch. Những người mang các họ khác lại kỵ động thổ chôn cất vào tháng 3 và tháng 9 âm lịch.

Khởi linh

Khởi linh là một hoạt động quan trọng khi đưa tang, hình thức lễ nghi cũng tương đối long trọng. Một số địa phương ở vùng Sơn Đông có tập tục tất cả những người thân là nam giới của người chết đều phải đến quỳ tại linh đường, cháu trai cả bên đằng vợ nâng bài vị, cháu đích tôn mở chiếc ô giấy, cháu trai thứ hai bên đằng vợ mở phướn dẫn hồn, con trai thứ tay cầm 3 nén hương đang cháy, con trai cả đặt dưới chân một cái chậu sành, những thân quyến là nữ giới sẽ đứng đợi ở trong nhà. Khi đến giờ lành, người chủ lễ hô lớn: "Đội vải lên đầu", tức thì những thân quyến là nữ giới đang đứng đợi sẽ đợi mảnh vải trắng lên đầu. Tiếp đó, người chủ lễ chỉ huy rằng: "Thắp đèn, chuẩn bị hạt dẻ và táo!..." Lúc đó, vị đạo sĩ được mời đến sẽ vẫy dao và chém vào cái bát đặt ở bên trái cửa vào linh đường, tục gọi là "trảm tang"; người chủ lễ đồng thời hô lớn "Con cái khóc thương", tức thì tất cả những thân nhân của người chết sẽ cất tiếng khóc than thương tiếc. Tám người khiêng quan tài sẽ vào bên trong linh đường, bốn người đứng bên trái và bốn người đứng bên phải quan tài, có một người khác gõ mõ chỉ huy.
 
Khởi linh là một hoạt động quan trọng khi đưa tang
 
Trong toàn bộ quá trình tổ chức nghi lễ đưa tang, nếu xét từ hình thức biểu hiện bên ngoài thì khởi linh là nghi lễ thể hiện rõ ràng nhất nội hàm tiễn linh hồn về cõi địa phủ. Tất cả những lễ tiết khác trong tang lễ tính từ thời điểm khởi linh trở về trước đểu nhằm thể hiện tình cảnh ly biệt sống chết giữa những người thân trong gia đình và tính từ thời điểm khởi linh trở về sau lại là sự củng cố, an ủi vẽ mặt tình cảm đối với quỷ thần. Trong ý thức của những người đang sống, họ kỳ. vọng vong linh sẽ nhanh chóng đoạn tuyệt mọi mối quan hệ với những người còn sống để đảm bảo sự an toàn cho người sống. Vì vậy, trong nghi thức khởi linh còn bao gồm rất nhiều hoạt động ma thuật nhằm tránh tà trừ hại.

Khóc tang

Khóc tang là một nét rất đặc sắc trong lễ tục tang ma của Trung Quốc. Xét từ toàn bộ quá trình tổ chức việc tang, nghi thức khóc tang sẽ xuyên suốt từ đầu đến cuối, xuất hiện nhiều lần và trên một khung cảnh rất rộng. Tuy nhiên, nghi thức khóc tang lúc khởi linh là được coi trọng hơn cả. Theo phong tục dân gian, khi khởi linh, tất cả các thế hệ con cháu đời sau của người chết đều phải có mặt, những người là nam giới sẽ phải "hát khóc", nếu không sẽ bị đánh giá là bất hiếu. Ngoài ra, âm lượng của tiếng khóc cũng rất quan trọng. Nếu gia đình nào trên đường đưa tang người chết không nghe thấy tiếng kêu khóc thật to thì sẽ bị những người xung quanh cười chê, con cháu cũng bị đánh giá là bất hiếu, đại nghịch bất đạo.

Bài ca thương tiếc

Bài ca thương tiếc người đã khuất vang lên cùng với những tiếng khóc than trên đường đưa tang còn được gọi là "vãn ca", "Vãn ca" xuất hiện sớm nhất trong "Tả truyện": "Khi Ngô Tử đánh nước Tề, sắp đánh tướng nước Tề, Công Tôn Hạ lệnh cho quân lính hát bài "Ngu tẫn". Đến đời Hán, phong tục hát "vãn ca" đã trở nên rất thịnh hành. Sách "Tấn thư - Lễ chí" viết: "Trong câu chuyện Hán Ngụy, trong đại tang và tang lễ của các đại thẩn, những người đưa tang sẽ hát vãn ca. Tân Lễ cho rằng tục hát vãn ca khi đưa tang có nguồn gốc từ những người làm lao dịch dưới thời vua Hán Vũ Đế, tiếng hát rất bị thảm, tha thiết, dần cho rằng đó chính là lễ đưa tang". Nghi lễ hát vãn ca khởi nguồn từ đời Hán và đời Tấn, sau càng ngày càng trở nên thịnh hành hơn. Trong tang lễ của các bậc đế vương đời Đường: "Những người nam hát vãn ca có đến 200 người, tất cả đểu mặc áo choàng dài bằng vải trắng, đội khăn trắng trên đầu". Tác giả Đỗ Hữu đã viết trong tác phẩm "Tụng điển" rằng: Những người hát vãn ca xếp thành hàng, đứng ở hai bên xe tăng và sẽ hát suốt dọc đường đưa tang. Đời Tống, Nguyên, Minh, Thanh đểu đã có những quy định đối với nghi lễ hát vãn ca cho người đã khuất. Sau này, vãn ca đã biến đổi thành những từ ngữ hoặc câu đối mang ý nghĩa thương tiếc người quá cố.
 
Sau khi tập tục hát bài vãn ca trở nên phổ biến, mọi người không chỉ thực hiện nó trong quá trình khởi linh và đưa tang. Vãn ca trở thành một cách để biểu đạt nỗi đau khổ trong tâm can người sống cũng như những tình cảm thương nhớ sâu nặng đối với người đã khuất. Ta có thể thấy điều này qua tác phẩm "Vãn ca thi" của tác giả Đào Uyên Minh: "Đồng cỏ rộng mênh mang; Cây bạch dương tiêu điểu. Tháng 9 sương lạnh buốt; Đưa ta ra đồng hoang. Bốn phía không nhà cửa; Mộ cao xếp thành hàng. Ngựa ngẩng đầu hí thảm; Gió vì ta khóc than. Nhà tối cửa đã đóng; Nghìn năm vẫn im lìm. Nghìn năm vẫn đóng kín; Hiển đạt cũng bằng không".

Nghi thức đưa tang

Sau khi nghi thức khởi linh kết thúc, quan tài đã ra khỏi cửa nhà là bắt đầu đến lộ trình đưa tang. Trong đội ngũ đưa tang, người đi đầu tiên sẽ cẩm phướn, phướn này là để chiêu hồn, dẫn đường cho vong linh. Người cẩm phướn thường là các con cháu đời sau của người chết, tất cả đểu mặc đồ tang. Đi ngay phía sau người cẩm phướn là người đánh thanh la và rải tiền mãi lộ. sau đó là người thổi kèn và người đánh trống. Điệu nhạc mà họ đánh lên rất não nễ da diết, khiến không khí đám tang thêm phẩn ảm đạm, bi thương.
 
Sau khi nghi thức khởi linh kết thúc, quan tài đã ra khỏi cửa nhà là bắt đầu đến lộ trình đưa tang.
 
Đi phía sau những người này là đến những người mang trướng cúng tế, những câu đối viếng tang và các vòng hoa phúng. Đây cũng là thể hiện sự phô trương về hình thức của đám tang. Theo sau nữa là linh sàng rước vong linh, trên linh sàng đặt linh bài và di ảnh của người quá cố. Theo sau linh sàng là các con gái và con dâu của người đã khuất. Họ đi chậm rãi từng bước một ở ngay phía trúc linh cüu. Vi có các con gái và con dâu của người quá cố đi rất chậm ở ngay phía trước nên những người khiêng quan tài cūng không thể đi nhanh hơn được.
Viết bình luận của bạn