Thần tiền vẽ sắc màu
DANH MỤC SẢN PHẨM

Chiếu Đảm Kinh: Thuật xem tướng bất bại trong phong thủy xem tướng

Tâm Linh Số - Trâm
Th 4 13/07/2022
“Chiếu đảm kinh" có ghi tên tác giả là Tử Phủ Chân Nhân, sống người đời sau ngờ rằng chẳng qua chỉ là mượn danh mà thôi. Tương Truyền đây là nội dung tướng thuật mang sắc thái thần bí nhất được lưu truyền từ thời xưa tới nay. Đây là sự hội tụ của hàng trăm tư tưởng học thuật khác nhau, hơn nữa mang đậm nét đặc sắc nhờ vào việc chú trọng hình, khí và thẩn, cuốn sách trình bày toàn diện và tỉ mỉ về tướng thuật với nội dung phong phú và súc tích.

Quá trình hình thành của  “Chiếu đảm kinh"

Cuốn “Chiếu đảm kinh” được lưu giữ đến hiện nay là bản khắc từ thời nhà Minh, có ghi tác giả là Tử Phủ Chân Nhân, người đời sau ngờ rằng chẳng qua chỉ là mượn danh mà thôi. Tương truyền đây là tác phẩm tướng học được lưu truyền từ thời xa xưa, chưa rõ ai là tác giả. Toàn bộ cuốn sách phân thành hai phần “Nội thiên” và “Ngoại thiên”, bàn luận và phán đoán về tướng mặt một cách toàn diện và rõ ràng, đây có thể coi là cuốn kinh điển về nhân tướng học được lưu truyền rộng rãi từ thời cổ xưa và được dân gian vô cùng ưa chuộng.
 

Địa vị lịch sử của “Chiếu đảm kinh"

“Chiếu đảm kinh” được ghi chép trong “Khâm định cổ kim đồ thư tập thành - Bác vật hội biên - Nghệ thuật điển”, là tác phẩm tướng thuật dângian khá nổi tiếng thời cổ xưa, cũng là tác phẩm tinh tế nhất về xem tướng mặt. Bộ sách “Chiếu đảm kinh” tuyệt đối không phải là sách tướng thuật của thuật sĩ giang hồ, nội dung của sách súc tích, lời lẽ ngắn gọn, song lại hàm chứa tính triết lý sâu xa, có thể nói là bộ sách kinh điển truyền tín về tướng mệnh học. Có quan điểm cho rằng cuốn sách này là do các thuật sĩ giang hồ cổđại cóp nhặt mà viết thành sách, song lời lẽ trong sách đơn giản, rõ ràng và súc tích, hợp logic, trước sau thống nhất, không giống như loại sách chắp ghép lộn xộn. Nếu chỉ đọc sơ qua, người đọc vẫn có thể nắm bắt được nội dung, bởi vậy mới có thể lưu truyền trong dân gian cho tới tận ngày nay;còn nếu như đọc kỹ sẽ khám phá ra nhiều điều sâu xa và lý thú. Nếu không phải là người có tố chất thông minh hoặc không am hiểu về tướng thuật thì rất khó thấy được điều kì diệu trong cuốn sách này. Bởi vậy, “Chiếu đảm kinh” đã được mệnh danh là cuốn sách tướng thuật kỳ diệu hàng đầu.

Bối cảnh sáng tác của “Chiếu đảm kinh”

“Cổ kim đồ thư tập thành” được biên soạn thành sách vào niên đại Khang Hy, là một kho tàng phong phú về tư liệu tướng thuật của Trung Quốc qua nhiều thời đại, “Chiếu đảm kinh” được chép lại trong bộ sách tướng thuật “Khâm định cổ kim đồ thư tập thành - Bác vật hội biên - Nghệ thuật điển”, do đó đủ thấy người cổ đại đã coi trọng “Kinh đảm kinh” như thế nào.Trong khi các cuốn sách cùng loại chỉ chú trọng phán đoán lành dữ, phúc họa,cũng như tính cách, hành động của con người thông qua việcquan sát ngoại hình, và chỉ giới thiệu khái quát về phương diện thẩm và khí, do hình, thần và khí là thứ vi diệu và khó nắm bắt nhất, trong khi cuốn sách này lại chú trọng bàn về những nội dung này. Do đó, đây cũng chính là điểm tinh túy của cuốn sách này.

Nội dung đặc sắc chỉ có trong “Chiếu đảm kinh"

Nội dung này rất chú trọng tới khí sắc, trình bày về khí của Thanh Long, Chu Tước, Đằng Xà, Huyền Vũ, Bạch Hổ, Câu Trận, còn để cập tới “khí của bốn mùa, xuân xanh, hạ đỏ, thu trắng, đông đen”, qua sự kết hợp tướng mặt với tướng hình, thần và khí để tiến hành nghiên cứu ở một tầng bậc sâu hơn, giải thích về trạng thái lành dữ, phúc hoạ của đời người. Những nội dung khác thông thường chỉ nói sơ qua về thẩm mạnh hay thận yếu, hoặc có thần hay vô thần, chứ không trình bày một cách rõ ràng và cụ thế như trong “Chiếu đảm kinh”. Nội dung này còn bàn luận về phúc họa dựa vào ngũ tháng (5 âm thanh), lần lượt là cung, thương, giốc, chuỷ và vũ, nếu một người có đủ cả 5 thanh này, mặt khác 5 thanh này không lẫn lộn vào nhau thì sẽ là người phú quý. Kết hợp ngũ thanh với ngũ hình thì có thể suy đoán được mệnh thế của con người.
"Chiếu đảm kinh" ít chữ, ngắn ngọn và mạch lạc, song lại chứa đựng toàn bộ phương pháp tường thuật, đọc lên sẽ có cảm giác trật tự, rõ ràng,cuốn sách hội tụ hàng trăm tưởng khác nhau của các tướng thuật gia, có thể coi là kinh điển truyền thế về tướng học.

Tướng pháp toàn diện và rõ ràng

Tướng pháp được trình bày trong nội dung này rất mạch lạc và toàn diện. Trước hết, phân chia tướng mặt của con người thành 4 loại chính là quái, cổ, thanh và tú, kết hợp với khí và thần để phân tích về những ảnh hưởng của tướng mặt khác nhau như có thần hay vô thần, có khí hay khí, đối với tính cách và vận mệnh con người. Bên cạnh đó, còn kết hợp tướng mặt với Ngũ hành là Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ để đưa ra lập luận rằng người có Ngū hành khắc nhau thì tướng mặt cũng khác nhau. Có thể thấy thuật xem tướng đã được giới thiệu khá toàn diện ở đây.
 
Thần sinh khí, không có thần thì không có khí
 
Ngoài cạnh tính toàn diện thì tướng pháp còn rất rō ràng và mạch lạc, đây là điều đáng quý hiếm có của cuốn sách này. Sau khi giới thiệu tổng thể, nội dung bắt đầu đi sâu vào phân tích chi tiết. Điều này càng được thể hiện rõ trong phần “Ngoại thiên”, bắt đầu từ phương pháp suy đoán các vị trí trên khuôn mặt, tiếp đến mở rộng suy đoán các vị trí trọng điểm trên cơ thể, hình dạng khác nhau sẽ gây ảnh hưởng khác nhau về mệnh thế. Tiếp đến bàn về khí sắc và ngũ sắc của khuôn mặt, khí sắc như thế nào thì được cho là các, khí sắc như thế nào thì bị cho là hung. Sau đó, phân tích tỉ mỉ về âm thanh và ngū hình, âm thanh khác nhau thì cũng sẽ mang lại trạng thái lành dữ, phúc họa khác nhau cho ngũ hình.

Cách xem tướng tùy thuộc vào từng vùng đất cụ thể

Đặc điểm mới lạ của cuốn sách này là, lần lượt trình bày và giới thiệu sự khác nhau về tướng mạo của con người sống tại những vùng đất khác nhau, qua đó dạy con người khi xem tướng mặt, cũng cần chú ý tới đặc điểm tướng mạo của từng vùng. Người sinh ra ở cùng một vùng sẽ mang một số đặc trưng nào đó giống nhau về tướng mặt, do đó khi xem tướng mặt một người thì cần xem người đó thuộc vùng nào để chọn ra phương pháp thích hợp.
 
Thần càng ẩn sâu bên trong cơ thể con người càng tốt
 
Cách xem tướng tùy thuộc vào từng vùng đất cụ thể là quy luật xem tướng được đúc kết bao năm của người cổ xưa, tuy nhiên phương pháp này đã không còn thích hợp với xã hội ngày nay. Xã hội hiện nay thuộc về thời đại giao lưu rộng khắp, đặc trưng khu vực đã không còn thể hiện quá rõ rệt như thời xưa, hơn nữa người hiện đại không ngừng rèn giũa bản thân một cách toàn diện, do vậy mà sự khác biệt này đang ngày một mờ nhạt.
Viết bình luận của bạn