Thần tiền vẽ sắc màu
DANH MỤC SẢN PHẨM

Bí mật sự sống và cái chết trong Phật giáo

Tâm Linh Số - Trâm
Th 7 21/05/2022
Quan điểm của Đạo giáo về sự sống và cái chết có sự tiếp nhận, ảnh hưởng của Nho giáo và Phật giáo. Trong đó, quan điểm cơ bản nhất chính là “trọng sinh cố tử" (yêu sóng ghét chết), tin tưởng rằng sau khi chết đi, con người sẽ được chuyển kiếp luân hồi. Vì vậy, Đạo giáo đề cao sự theo đuổi những giá trị hiện thực của cuộc sống thực với khát vọng được đắc đạo thành tiên, trường sinh bất tử.

Quan điểm về sự sống và cái chết của Nho giáo

Nho giáo là hệ thống tư tưởng chủ lưu trong văn hóa Trung Quốc, có tầm ảnh hưởng lớn nhất đến văn hoá Trung Quốc. Quan điểm sinh tử của Nho giáo là coi trọng giá trị cuộc sống, né tránh những chuyện xảy đến sau khi chết. Nho Giáo cũng cho rằng cái chết là điều mà loài người không thể kháng cự được, là số kiếp mà mỗi người không thể trốn tránh, bất cứ người nào muốn đạt đến ý đổ sống vĩnh hằng và thể xác đểu chỉ là uổng công vô ích mà thôi. Vì vậy, mọi người chỉ có thể cố gắng gây dựng sự nghiệp riêng trong cuộc sống hiện tại, nỗ lực tu dưỡng đạo đức và tạo lập nhân cách tốt đẹp cho mình. Thông qua việc lập đức, lập ngôn, lập công để tạo nên những giá trị bền vững, siêu việt khỏi cái chết, tức là sau khi phẫu xác thịt của bản thân đã chết và tiêu biến, thì những hình thái của giá trị tinh thần vẫn còn tồn tại với thế giới, tạo nên những ảnh hưởng bất diệt với xã hội, đất nước, dân tộc cũng như với mọi người xung quanh,thông qua đó để đạt được mục đích sống vĩnh hằng.

Quan điểm về sự sống và cái chết của Phật giáo

Phật giáo được du nhập từ Ấn Độ vào Trung Quốc từ thời Lưỡng Hán và cũng tạo nên những ảnh hưởng rất lớn đối với văn hoá Trung quốc. Trên phương diện quan điểm về sự sống và cái chết, Phật giáo cho rằng con người sống trên đời là bể khổ, nên cuộc sống thực sự không có gì đáng để lưu luyến, nuối tiếc mà điều cần chú trọng hơn chính là sự giải thoát ở kiếp sau, sau khi con người chết đi. Đó cũng chính là cõi Niết Bàn, nơi con người trở thành Phật, thoát khỏi bể khổ trần gian. Ngoài ra, đối với muôn vàn chúng sinh, Phật giáo cũng cho rằng nếu không thể lên được cõi Niết Bàn để hoá Phật thì chỉ có thể luân hồi,chuyển từ kiếp này sang kiếp khác nơi sáu cõi, mãi mãi không thể kết thúc.Quan điểm của Phật giáo về sự sống và cái chết, đặc biệt là tư tưởng luân hồi chuyển kiếp, đã có ảnh hướng vô cùng sâu rộng trong dân gian, khiến mọi người chú trọng hơn đến những hành động, việc làm của mình ở kiếp này với mong muốn sẽ vượt qua được vòng luân hồi, giải thoát mình khỏi sự sống chết. Đổng Thời, Phật giáo Ấn Độ cũng đang dẫn dắt được Trung Quốc hóa, trở thành một trong những bộ phận quan trọng của văn hoá Trung Quốc.

Quan điểm về sự sống và cái chết của Tam giáo

Cách nhìn nhận của Đạo giáo đối với sự sống chết chủ yếu là sự dung hòa giữa lý luận về sống chết của Nho giáo và Phật giáo; từ đó đã hình thành nên quan điểm về sự sống chết mang đặc sắc “rất Trung Quốc".

NHO GIÁO: COI TRỌNG CUỘC SỐNG

Quan điểm về sự sống và cái chết của Nho giáo là coi trọng giá trị của cuộc sống, né tránh những sự việc sẽ xảy đến với con người sau khi chết. Chính quan diem này đã thúc giục con người nỗ lực hơn nữa dế gây dựng sự nghiệp, tu dưỡng dao duc và rèn luyện nhân cách của mình nhằm đạt đến mục đích tùy thân xác chết đi nhưng những giá trị tính thần thì vẫn còn mãi mãi.
 
Khổng Tử, tên tự là Khâu, là người sáng lập nên học thuyết Nho giáo và được người đời sau tôn là “Chí Thánh tiên sư” (bậc thẩy đời trước đã đạt tới bậc thánh).

PHẬT GIÁO: CÕI NIẾT BÀN THÀNH PHẬT

Quan điểm về sự sống và cái chết của Phật giáo cho rằng con người sống trong cuộc đời chỉ là vùng vẫy trong bể khố, vì vậy nên cuộc sống không đáng để tiếc nuối và lưu luyến. Phật giáo cũng rất chú trọng đến sự giải thoát sau khi chết,chính là thông qua tu hành để được lên cõi Niết Bàn và hóa thân thành Phật.
Người sáng lập nên Phật giáo:Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

ĐẠO GIÁO:TRƯỜNG SINH BẤT TỬ

Trang Tử tên Chữ, tên chữ là Tử Hữu, là tập đại thành của Đạo ġia.
 
Quan điểm về sự sống và cái chết của Đạo Giáo có nên táng là tư tưởng của Đạo gia trong thời kỳ Tiên Tần, lại có sự dung hòa với lý luận trường sinh của đạo Thần tiên đã nảy sinh ra quan điểm sự sống vīnh hằng, đắc đạo thành tiên, trường sinh bất tử.
 

Quan điểm về sự sống và cái chết của Đạo giáo

 
Đạo giáo có nguồn gốc từ Đạo gia trong thời kỳ Tiên Tần. Quan điểm về sự sống chết của Đạo gia là sính đạo tương hợp, đường kính toàn thân, thản nhiên đón nhận sự sống chết. Đạo giáo hấp thu sự tương hợp đó trong quan điểm sống chết của Đạo gia, lại dung nạp cả những lý luận về sự trưởng sinh của đạo Thần tiên nên dẫn dằn đã hình thành quan điểm sống vĩnh hằng, đắc đạo thành tiên, theo đuổi sự sống trường tồn vīnh viễn. Đạo giáo cho rằng con nguoi duoc sinh ra từ sự hoà hợp giữa hai khí âm và dương, do khí tụ lại mà sinh ra nen khi khí tán thì sẽ bị chết. Để giữ khí tụ nhằm được trường sính, những người theo Đạo giáo đã tiến hành nghiên cứu, tìm tòi trong thời gian dài, trong gió hai phương pháp trường sinh mang tính đại diện tiêu biểu nhất chính là thông qua phục thực nội đan và tu luyện ngoại đan. Sự theo đuổi đến cùng của Đạo giáo với nguyện ước trường sinh bất tử đã làm dấy lên nỗ lực phản kháng và vượt qua cái chết của dân tộc Trung Hoa, nhưng kết quả, tất nhiên chỉ là sự thất bại. Túy“trường sinh bất tử” mãi mãi chỉ là một mơ ước nhưng thực tiễn theo đuổi mơ ước này của Đạo giáo đã giúp hình thành nên rất nhiều phương pháp dưỡng sinh trường thọ rất phong phú của Trung Quốc.

QUAN NIỆM KHỔNG TỬ ĐỐI VỚI SỰ SỐNG VÀ CÁI CHẾT

Đối với sự sống và cái chết, Khổng Tử, người sáng lập nên Nho giáo, cho rằng nên coi cuộc sống hiện tại trong thế giới thực là trọng tâm, không nên suy ngẫm quá nhiều đến những chuyện sẽ xảy ra sau khi chết. Sau khi chết sẽ như thế nào, sẽ xảy ra những chuyện gì, cứ chờ đến sau khi chết thực sự thì tự nhiên sẽ biết được cả thôi.

Coi cuộc sống hiện tại trong thế giới thực là trên hết

Khi học trò của Khổng Tử là Tử Lộ hỏi về những vấn đề liên quan đến sự sống và cái chết, Khổng Tử đã trả lời rằng: "Chưa biết thế nào là sống thì sao biết được thế nào là chết?" Câu trả lời này của Khổng Tử, dường như là chưa trả lời gì cả, nhưng thực chất lại là một câu trả lời rất sâu sắc. Vĩ Nho giáo cho rằng sống chết đểu là số mệnh nên không cần phải gắng công tìm hiểu, nghiên cứu về thế giới sau khi chết, cũng không cần hỏi bao giờ thì chết mà chỉ nên hỏi xem trong cuộc sống hiện tại, bản thân đã làm tốt những công việc và những trách nhiệm,bổn phận của mình hay chưa.Trong cuộc sống, tuỳ thuộc vào tính cách của mỗi người nên vẫn có rất nhiều người ham muốn danh lợi, không quan tâm đến mọi người xung quanh mà chỉ quan tâm đến quỷ thần, không để ý tới những bệnh tật, khổ đau sinh tử của dân gian mà chỉ quan tâm xem chức quan của mình rồi sẽ thăng tiến đến đâu và sẽ giữ được trong bao lâu. Tuy nhiên, nếu những người này vẫn chưa hiểu biết tường tận về thiên mệnh, không biết an phận với cuộc sống của mình mà vẫn có

Khổng tử nhìn nhận về sự sống và cái chết

Khổng Tử chính là người đã sáng lập nên Nho giáo. Trên phương diện nhân sinh quan, ông đã đưa ra rất nhiều quan điểm. Ông đã đưa ra những khái quát tổng thể về quan điểm của Nho giáo đối với sự sống và cái chết.lòng tham theo đuổi danh lợi không thuộc về mình thì sẽ rất dễ suy tính hơn thiệt,cả đời thông minh lanh lợi nhưng chỉ vì hoang phí sự cố gắng của mình lên sẽ gây ảnh hưởng đến phong khí. Vì vậy, Khổng Tử khuyên nhủ Tử Lộ rằng điều quan trọng trước nhất là hãy cố gắng hoàn thành thật tốt những trách nhiệm, bổn phận của mình trong cuộc sống và nếu vẫn còn thời gian, công sức thì mới nên quan tâm đến những gì xảy đến sau khi chết hay những câu chuyện về mệnh lý. Nếu Không, khi thế giới này vẫn chưa được cải thiện, sao lại phải hỏi đến một thế giới khác? Nếu người quân tử không thể hoàn thành được trách nhiệm, bổn phận của mình mà chỉ mưu cầu sự tiến thân, sẽ khiến phong khí suy bại, dân chúng sẽ phải chịu nhiều đau khổ.
 
 
 
Nói một cách đơn giản, căn cứ vào tinh thần của Khổng Tử thì mọi vật đều có bản vị của nó, mọi sự việc đều có trước có sau rõ ràng. Nếu những việc ở ngay trước mắt còn làm không tốt thì sao có thể đảm bảo sẽ làm tốt những việc về sau?Nếu không thể chăm sóc tốt cuộc sống hiện tại thì sao có thể chăm lo được đến cuộc sống ở kiếp sau - sau khi chết? Như vậy cũng có nghĩa là thế giới sau khi chết là không quan trọng mà phải ưu tiên theo đúng thứ tự tự nhiên, coi cuộc sống hiện tại trong thế giới thực là trên hết thì mới phù hợp với nhân tâm, nhân đạo.

Sự bất lực của bậc thánh nhân

Tư tưởng của Khổng Tử là hợp tình hợp lý, phù hợp với nhân tính. Vì vậy,khi đối diện với sự sống chết, Khổng Tử cũng có phần cảm tính. Khi một trong những học trò ưu tú của mình là Nhan Hồi phải ra đi khi tuổi đời còn quá trẻ,Khổng Tử đã vô cùng buồn bã mà than rằng: "Trời hại ta! Trời hại ta!" Sở dĩ KhốngTử than như vậy là vì ông luôn coi Nhan Hổi là một người quân tử, có khả năng"an bẩn lạc đạo". Một người như vậy mà bị ông trời bắt phải chết sớm khi tuổi đời còn rất trẻ thì làm sao Khổng Tử không buồn bã mà than thở. Từ đó, ta có thế thấy được phần nào tính cách thật sự của Khổng Tử, khi đối diện với sự sống và cái chết, ngay đến cả bậc thánh nhân cũng có điều bất lực của riêng mình.Tương Tự như vậy, khi Khổng Tử tận mắt nhìn thấy một môn sinh tài giỏi khác của mình là Nhiễm Cầu bị mắc bệnh hiểm nghèo mà chết, ông chỉ có thế muôn phần cảm khái mà than rằng: "Người như vậy mà lại mắc bệnh thế kia!",ổi không ngừng lặp đi lặp lại câu nói đó. Biểu hiện đó cho thấy sự đau khổ, tiếc nuối vô hạn trong tâm hồn ông, đồng thời cũng là nỗi cảm khái đối với sự vô thường của thiên đạo. Tuy bản thân là bậc thánh nhân nhưng cũng có những nỗi cảm thương vô hạn.

Sau khi chết có nhận thức hay không

Tử Hạ hỏi Khổng Tử răng: "Sau khi chết, người ta sẽ biết hay không biết?" Khổng Tử không trả lời trực tiếp câu hỏi này mà đã đưa hai suy đoán về hậu quả mang tính giả thiết: Một là nếu nói là biết thì e rằng những đứa con, đứa cháu hiếu thuận của người chết sẽ không tiếc sự sống của mình mà tìm đến cái chết để được đi theo ông bà, cha mẹ chúng.Giả thiết thứ hai là nếu nói rằng sau khi chết sẽ không còn biết gì nữa, e rằng đám con cháu bất hiếu sẽ quăng ném bừa bãi thi thế của ông bà, cha mẹ chứ không bỏ công sức lo ma chay,chôn cất tử tế.Trong trường hợp cả hai giá thiết đểu gặp khó khăn như vậy, Khổng Tử nói với Tử Hạng rằng: "Trò muốn biết người ta sau khi chết có biết được hay không thì sau khi trò chết sẽ biết được thôi, lúc đó cũng chưa muộn", Qua câu trả lời mang tính khôi hài đó của Khổng Tử, chúng ta có thể nhận thấy được sự thẳng thắn, hài hước cũng như sự tài trí hơn người của bậc thánh nhân này.

Với quỷ thần: cần tôn kính nhưng hãy tránh xa

Vấn đề quỷ thần có mối liên quan rất mật thiết đối với chuyện sống chết.Khi các học trò hỏi Khổng Tử về vấn đề quỷ thần, Khổng Tử nói: "Vụ dân chi nghĩa,kính quỷ thần nhi viễn chi, khả vị trí hề", có nghĩa là: Chuyên tâm, dồn sức vào những giá trị đạo đức mà nhân dân cần phải tuân theo, tôn kính quỷ thần nhưng cũng nên tránh xa, đó chính là trí tuệ. Câu trả lời này cũng cho thấy rằng theo Khổng Tử thì quỷ thần có tồn tại và thái độ của bậc thánh nhân này đối với quỷ thần là "kính nhi viễn chi". Ngoài ra, Khổng Tử còn nhấn mạnh rằng mình không bàn đến "quái, lực, loạn, thần", tức quỷ thần, vũ lực, bạo loạn, Khổng Tử chỉ nói đến chư thần chính nghĩa mà không nói đến những quỷ thần tà ác bởi những quỷ thần tà ác này không có ý nghĩa gì đối với sự sống.Tử Lộ, một trong những học trò của Khổng Tử, là người tương đối mê tín quỷ thần. Có lần Khổng Tử bị ốm, Tử Lộ đã xin Khổng Tử hãy cầu cứu quỷ thần giúp đỡ để nhanh khỏi bệnh. Tuy nhiên, Khổng Tử đã từ chối một cách khéo léo. Sau Này, Khổng Tử nói với Tử Lộ rằng: "Đến người còn sống mà ta còn chưa cung phụng được thì sao phải đi cung phụng quỷ thần?" Với quan điểm coi con người là chủ đạo, Khổng Tử đã thể hiện rõ ràng thái độ của mình đối với quỷ thần, cũng chính là thái độ đối với sự sống và cái chết cũng như khuynh hướng coi trọng giá trị cuộc sống của ông.

Tế thẩn giống như thẩn đang ở trước mắt

Ngoài chủ trương "cần tôn kính nhưng hãy tránh xa" đối với quỷ thần, Khổng Tử còn chủ trương tế thần, đồng thời nhấn mạnh phải thành tâm, kính cẩn khi tế lễ.Tuy nhiên, sự thành tâm, kính cẩn đó không phải mang hình thức tôn giáo. Khổng Tử cho rằng quỷ thần chính là tinh thần của tổ tiên nên rất cần được cúng tế. Mục Đích của việc cúng tế là để mọi người nhớ về tổ tiên ông bà, không quên đi nguồn gốc sinh mệnh của mình, từ đó giáo dục nhân dân về sự tương thân tương ái, trên dưới thuận hoà. Vì vậy, điểm mấu chốt quan trọng nhất trong quan niệm "tế thần giống như thẫn đang ở trước mắt" của Khổng Tử chính là hướng đến sự thành kính cao nhất trong tinh thần, sự trang nghiêm về mặt lễ nghi, qua đó để cao linh tính,làm trong sạch nhân cách của mỗi con người chứ không đơn thuần chỉ là sự cúng bái thông thường.
Nói tóm lại, đối với vấn đề sống chết, Khổng Tử cho rằng cái chết là một điều tất nhiên, không ai có thể cưỡng lại nên nên phải sống sao cho có ý nghĩa để từ đó kéo dài, nâng cao giá trị của mình. Hạnh phúc trong cuộc sống của con người không nằm ở "thượng giới"mang màu sắc tôn giáo, cũng không nằm ở tương lai sau khi con người đã chết đi, mà nó hiện hữu ngay trong những giá trị cụ thể, tốt đẹp mà mỗi người có được khi sử dụng trí tuệ, phẩm chất đạo đức cũng như dũng khí của mình để chiến thắng mọi khó khăn gian khổ trong cuộc sống hữu hạn, trong sự theo đuổi và hiện thực hóa những ranh giới của đạo đức cũng như lòng nhân đạo.
 Tags:
Viết bình luận của bạn