Thần tiền vẽ sắc màu
DANH MỤC SẢN PHẨM

Âm trạch là gì? Cách lựa chọn phong thủy bảo địa

Tâm Linh Số - Trâm
Th 7 25/06/2022
Âm trạch hay phần mộ chính là nơi an táng linh cữu của tổ tiên, là nơi các bậc tiền bối yên nghỉ vĩnh hằng. Vì thổ táng là phương thức chôn cất truyền thống của dân tộc Hán từ hàng ngàn năm nay nên việc lựa chọn phần mộ là vô cùng quan trọng. Trong phần này, chúng ta sẽ đi sâu phân tích về vấn đề chọn đất lập mộ.

Phần mộ

Phần mộ chính là nơi mai táng người chết; sau đời Hán được gọi là "doanh" (mồ mả); phần mộ an táng các bậc đế vương, hoàng hậu và phi tần được gọi là "viên (vườn). Phần mộ là không gian sống của hồn ma; rất nhiều câu chuyện kể về ma quỷ đều xuất phát từ các nghĩa địa. Vì vậy, phần mộ đã trở thành hình ảnh thu nhỏ của âm gian. Để các hồn ma yên tâm sống trong huyệt mộ, giúp cuộc sống của họ ở âm giới trở nên thoải mái hơn, mọi người đã bỏ nhiều công sức xây dựng phần mộ theo những lễ nghi nhất định; thu xếp ổn thoả về nơi ăn chốn ở cho người đã khuất.

Phong thuỷ âm trạch

Phẩn mộ là nơi ở của người đã khuất, từ xưa đã được mọi người vô cùng coi trọng. Từ thời xã hội nguyên thuỷ, con người cũng đã ý thức được việc lựa chọn đặt phần mộ ở những nơi cao ráo. Sau đời Tần Hán, lựa chọn phần mộ đã trở thành việc lớn hàng đầu trong quá trình mai táng người chết, từ đó dẫn đến sự ra đời của phong thuỷ âm trạch. Đây cũng là một đặc điểm nổi bật trong lễ tục tang ma của người Trung Quốc. Việc lựa chọn phần mộ trong thuật phong thuỷ có thể khái quát là thông qua sự điều chỉnh, lựa theo và dẫn đạo khí để tạo nên sự hài hoà với con người nhằm đạt được hiệu quả hoá hung thành cát, cầu cho cuộc sống của các đời con cháu sau này được phồn vinh, thịnh vượng.
 
Phần mộ là nơi ở của người chết, từ xưa đến nay vốn rất được mọi người coi trọng , phản đối việc tùy tiện mai táng thi thể của các bậc tiền bối.
 
Tác phẩm "Tân Tề hài - Chư Diên Hoè" của tác giả Viên Mai đời Thanh có viết rằng: "Tiểu tướng công có quầng sáng đỏ ở trên đầu, tương lai ắt hẳn sẽ đại quý, tại hạ quả không dám xem. Lại hỏi: 'Đó có phải là do công đức của tổ tiên trong chư phủ tạo nên hay không?' Đáp rằng: 'Không phải, đó là do phong thuỷ âm trạch của nhà đó tốt đẹp mà thành' ". Từ đó, có thể thấy rằng, sử dụng thuật phong thuỷ để lựa chọn phần mộ đã trở thành một tục lệ phổ biến trong tang lễ và được tuân thủ rất nghiêm ngặt. Nguyên nhân chủ yếu của việc này là do mọi người nhất loạt cho rằng phần mộ tổ tiên có được xếp đặt tốt đẹp hay không sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự bần cùng hay thành đạt, thọ yểu, cát hung lành dữ của các thế hệ con cháu đời sau.

Phong thuỷ bảo địa

Như trên đã nói, việc sử dụng thuật phong thuỷ trong lựa chọn phần mộ chủ yếu là để tránh hung trừ hại. Vậy, làm thế nào mới có thể sử dụng thuật phong thuỷ để xác định được "phong thuỷ bảo địa"? Đối với vấn đề này, phong thuỷ âm trạch đã đưa ra một hệ thống rất chi tiết và phức tạp. Trước khi triển khai công việc, các thầy phong thuỷ luôn luôn phải tiến hành một loạt công tác chuẩn bị đã được nghi thức hoá. Ví dụ: Một ngày trước khi đi khảo sát thực địa, thầy phong thuỷ phải tắm gội sạch sẽ để rửa đi tất cả bụi trần ô trọc; kiêng đồ mặn, chỉ ăn chay để thể hiện sự thành tâm của mình. Một số thầy phong thuỷ thậm chí còn tập trung thanh lọc tư tưởng, loại bỏ hết mọi ý nghĩa xấu xa với ý là "bên trong giữ tâm đoan chính, bên ngoài giữ thân ngay ngắn"; (theo quyển 3 "Địa lý chính nghĩa").
Nói tóm lại, trình tự thao tác phong thuỷ thường là "trước hình pháp"(trường phái phong thuỷ chú trọng đến địa lý địa mạo) và "sau lý khí" (chú trọng đến phương hướng); tức là trước hết phải quan sát hình thế rồi mới xác định phương hướng. Trình tự thao tác này có thể chia thành các bước sau: Tìm long mạch, quan sát hình thể; quan sát núi nhỏ; quan sát đường nước; xác định long mạch âm dương và điểm huyệt. Trên thực tế, các bước này chính là quan sát, tìm hiểu và lựa chọn môi trường xung quanh mộ phần.

Những khác biệt giữa phần và mộ

Trong thời cổ đại, giữa "phần" và "mộ" có một số điểm khác biệt. "Phần" vốn là từ chỉ nơi đất cao hoặc bờ đê, nghĩa mở rộng là chỉ những mô đất đắp cao lên ở trên mộ. "Mộ", sử dụng ý con cái tưởng nhớ, chỉ có nghĩa là nơi chôn cất người chết. Kể từ cuối thời kỳ đồ đá cũ, sau khi ở Trung Quốc xuất hiện hình thức mộ táng cho đến đời  n Thương, trong thời gian 2 vạn năm này, trên đỉnh mộ táng đều không có gò đống đắp lên. Sách "Lễ ký - Đàn Cung Thượng" viết: "Thời cổ, là mộ chứ không phải phần". Tập quán "mộ nhưng không phần" này không chỉ thịnh hành trong tầng lớp bình dân mà còn được cả giai cấp thống trị tự giác chấp hành theo.
 
Mộ là nơi ami táng người chết. Trên đỉnh các ngôi mộ táng đầu tiên đều không thấy gò mộ  ddwuocwj đắp lên. Đây là điểm khác biệt giữa "mộ" và "mô".
 
Phần chỉ là đống đất được đắp lên cao, độ cao thấp và kích thước lớn nhỏ của "phần"  sẽ thể hiện cụ thể địa vị, đẳng cấp và mức độ giàu sang.

Gò mộ

Cùng với sự tăng lên của tài sản thặng dư và sự ra đời của chế độ tư hữu, đến thời Xuân Thu Chiến Quốc, quan niệm về thổ táng của mọi người đã có sự thay đổi lớn, trở nên xa xỉ, phức tạp và đẳng cấp hoá. Mạnh Tử trong "Tiết táng hạ" đã lên tiếng phê phán, bài xích sự xa hoa trong việc chôn cất người chết của giới quý tộc đương thời: "Quan quách đều nặng, mai táng thật hậu áo chăn thật nhiều, phần mộ phải thật to". Lúc này, "phần mộ" và "gò mộ" đã được dùng chung để chỉ mổ mả của người chết.
 
Gò nghĩa gốc là núi đất, thường có kích thước khá lớn, được các bậc vương công quý tộc sử dụng.
 
Những mộ táng có gò mộ xuất hiện ở Trung Nguyên vào cuối thời Xuân thu. Nhằm để những người khác nhận biết được mộ cha mẹ của mình, Khổng Tử đã đắp lên phía trên ngôi mộ táng chung của cha mẹ ông một gò mộ cao khoảng 4 thước. Từ đó về sau đã có những quy định rõ ràng về hình dạng cao hay thấp, to hay nhỏ của gò mộ. Những quy định này dần đi theo hướng lễ nghi hoá, chế độ hoá và quy phạm hoá; gò mộ thể hiện thân phận, địa vị, mức độ giàu sang và quyền thế của chủ nhân ngôi mộ. cùng với sự xuất hiện của các chế định, lễ nghi về gò mộ là sự xuất hiện của một loạt các tên gọi liên quan đến phần mộ như gò, phong, lăng, mộ,... trong đó lăng - tức mộ của các bậc đế vương là phẩn mộ ở đẳng cấp cao nhất.

Lǎng mộ

Lăng, nghīa gốc là ngọn núi đất lớn. Từ "lăng" với ý nghīa "mộ của bậc đế vương mai sau này mới xuất hiện. Mộ của các vị vua đời sau thường được táng ở chỗ đất cao hoặc đắp đất cao lên thành gò đống. Vì vậy, từ "lăng" đã được các bậc đế vương dùng để gọi phần mộ của mình hoặc dùng chung với từ "sơn" thành "sơn lăng". Khi các bậc quân vương Trung Quốc thời cổ đại qua đời thì được gọi là "sơn lăng băng". Mộ của các bậc đế vương còn được gọi là "lăng viên"; cung điện đế vương xây trên khu đất có lăng mộ được gọi là "lăng tẩm".
 
Lăng là núi đất lớn thường dùng để chỉ lăng mộ của các bậc đế vương.
 
Kiến trúc, điêu khắc, hội hoạ, môi trường tự nhiên của lăng mộ đều có tính thống nhất về mặt nghệ thuật. Bố cục của lăng mộ có thể được khái quát thành ba dạng: Dạng thứ nhất là bố cục lấy sơn lăng làm chủ thể. Đại diện tiêu biểu cho dạng này là lăng của Tần Thuỷ Hoàng, trong đó đắp đất để che phủ theo hình dạng sao Bắc Đẩu, xung quanh xây tường thành bao bọc, lưng dựa vào núi Ly. Dạng thứ hai là hình thức bố cục trục dọc với thẩn đạo xuyên suốt toàn cục. Ví dụ Càn Lăng của vua Cao Tông đời Đường đã lấy đỉnh núi làm chủ thể sơn lăng, phía trước bố trí cửa vọng lâu, tượng đá sống, bia khắc, hoa biểu,... tổ hợp thành thần đạo. Dạng thứ ba là hình thức bố cục kiến trúc quần thể. Lăng mộ của các vua đời Minh - Thanh điểu được xây dựng ở những nơi môi trường tự nhiên có nhiều núi quẩn tụ, bao bọc, khiến lăng của các vị vua đều được bố trí rất hài hoà ở cùng một địa điểm.
Viết bình luận của bạn