Sự di chuyển địa ngục quỷ: từ Thái Sơn về Phong Đô Tứ Xuyên
Tâm Linh Số - Trâm
Th 6 27/05/2022
Về sau này, địa ngục Thái Sơn đã bị nhiều người chất vấn, nghi ngờ. Mọi người tiếp nhận quan điểm Phong Đô Đại Đế cai quản địa ngục nên cuối cùng đã coi núi La Phong mà ngài cai trị chính là Phong Đô. Như vậy, địa ngục quỷ thành đã được chuyến từ Thái Sơn về Phong Đô.
Biến không thành có
Khái niệm địa ngục Thái Sơn bắt đầu được lưu truyền rộng rãi từ đời Hán. Tuy nhiên, cùng với thời gian, mọi người cũng đưa ra rất nhiều nghi vấn về nơi đến của vong hồn con người sau khi chết, đó sẽ là núi Lương Phụ hay núi Cao Lý? Nguyên nhân là vì cả hai ngọn núi này đều không cao, địa hình lại rất bình thường, không có hình thù kỳ dị nào; vậy tại sao phần hồn của con người sau khi chết lại đểu phải đi về chốn này? Nhiều người cho rằng bản thân Thái Sơn Đã chính là âm tào địa phủ. Đến thời Nam Bắc triều, cảm nhận chung của mọi người là núi Cao Lý có hình dạng không tốt đẹp, thiếu những điều kiện cơ bản nhất để có thể là một địa phủ đúng nghĩa. Đúng lúc đó, vị đạo sĩ nổi danh Đào Hoằng Cảnh đã đưa ra quan điểm coi núi La Phong là mảnh đất của quỷ thần.Đạo sĩ chỉ ra rằng, núi La Phong nằm ở phía bắc, trên có Lục cung, Lục thiên cung, quỷ vương Bắc m Đại Đế sinh sống, cai trị. Tuy nhiên, địa điểm của ngọn núi La Phong mà đạo sĩ Đào Hoằng Cảnh đã miêu tả lại rất mơ hồ, không có nơi chốn cụ thể như địa phủ Thái Sơn. Vì không thể tìm được nơi nào có đầy đủ những đặc điểm như đạo sĩ đã miêu tả nên rất nhiều người đã vắt óc suy nghĩ,cố công tìm cho được vị trí của núi La Phong. Cuối cùng, tất cả đã thống nhậnrằng núi La Phong chính là núi Bình Đô, thuộc huyện Phong Đô, tỉnh Tứ Xuyên(thuộc địa phận thành phố Trùng Khánh ngày nay).
Núi Bình Đô được Đạo giáo cho là phúc địa thứ 45 trong số 72 phúc địa.Vương Phường Bình thời Tây Hán và Âm Trường Sinh thời Đông Hán đểu đã từng ẩn cư tại ngọn núi này để luyện đan, tu hành theo đạo và đã đắc đạo thành tiên. Tương truyền, đỉnh cao nhất của núi Bình Đô cũng chính là nơi Vương Phương Bình và Âm Trường Sinh bay lên trời thành tiên. Vì vậy, mọi người đã xây dựng quán Tiên Đô trên đỉnh núi này. Vì Âm Trường Sinh là chú của cụ hoàng hậu của vua Quang Vũ Đế thời Đông Hán, do người Trung Quốc cổ đại rất coi trọng sự cao quý, trong cách xưng hô thường không tuân theo thứ tự thời gian mà luôn đặt Âm Trường Sinh lên đầu tiên. Từ đó, "Vương - Âm" đã được chuyển thành " Âm - Vương". Cách nói này được truyền từ đời này sang đời khác và sau này được hiểu thành "vua của âm gian". Phong Đô cũng trở thành "âm tào địa phủ", là nơi sinh sống của vị vua cai trị cõi âm gian.
Bản đồ quỷ quốc Phong Đô
Sau khi Phong Đô trở thành "quỷ quốc địa phủ", con người đã dựa vào trí tưởng tượng của mình để "xây dựng" nên ở đó rất nhiều công trình kiến trúc khác nhau. Trải qua hàng ngàn năm xây dựng và gìn giữ, Phong Độ thực sự đã trở thành một quỹ quốc chốn nhân gian với quy mô rộng lớn.
Phong Đô Đại Đế "chuyển nhà"
Khái niệm Phong Đô địa phủ không ngừng được phổ biến rộng rãi. Đến Thời Nam Tống, khái niệm này đã trở thành nhận định chung của tất cả mọi người. Phong Đô Đại Đế cũng "di chuyển" từ núi La Phong ở phía bắc về huyện Phong Độ của tỉnh Tứ Xuyên. Kể từ đó, huyện Phong Đô đã được mọi người coi là quỷ quốc và cūng chính là địa ngục. Từ đó về sau, tẩm ảnh hưởng của địa ngục Phong Đô ngày càng mở rộng hơn, rất nhiều người thậm chí còn dựa vào cách lý giải của riêng mình để xây dựng nên nhiều dạng kiến trúc quỷ thành khác nhau như Quỷ Môn quan, điện Thiên Tử, Âm dương giới, cầu Nại Hà, điện Vô Thường, miếu Thành Hoàng,... và tạo dựng nên nhiều hình tượng quỷ thần vô cùng kỳ quái, biến quỷ thành trở thành một nơi kỳ bí, đáng sợ. Như vậy, địa ngục Thái Sơn đã trở thành địa ngục Phong Đô, Đông Nhạc Đại Đế cũng lui về phía sau, Phong Đô Đại Đế trở thành người nắm trong tay quyền cai trị chốc dia nguc.
Đạo giáo và địa ngục Phong Đô
Sở dĩ Phong Đô có thể trở thành quỷ thành là vì mảnh đất này có mối quan hệ gắn bó rất mật thiết với Đạo giáo. Cuối đời Đông Hán, đạo Ngũ Đấu Mễ Bất phát triển và thịnh hành ở Tứ Xuyên. Trong đời Hán, Phong Đô thuộc quận Ba, là một trong những trung tâm truyền bá Đạo giáo sớm nhất Trung Quốc. ĐạoNgū Đấu Mễ đã tiếp thu rất nhiều vu thuật và bị một số người gọi là "đạo quỹ".Vì vậy, các thầy pháp của đạo Ngũ Đấu Mễ cũng bị mọi người gọi là "quỷ lại". Ban đẩu, tín ngưỡng Đạo giáo cũng là một sự hỗn tạp giữa thần tiên, con người và quỷ. Đây chính là điều kiện để thúc đẩy sự hình thành của "quỷ thành". Vậy Là "tiên khí" của núi Bình Đô thuộc huyện Phong Đô đã dần bị thay thế bởi "quỷ khí", một lượng lớn quỷ thẩn chốn âm gian đã xâm nhập vào quỹ quốc Phong Đô. Sau này, sự truyền bá ngày càng rộng rãi của những cuốn tiểu thuyết mang màu sắc quỷ quái như "Tây du ký", "Chung Quỳ truyện",... đã khiến Phong Đô Quỷ thành từ giả biến thành thật. Bắt đầu từ đời Tống, các triều đại sau đểu đã tiếp nhận sự giả tưởng này về âm tào địa phủ và "xây dựng" nên một loạt các công trình kiến trúc phụ trợ, khiến quỷ thành ngày càng trở nên "thực chất" hơn.
Nếu nhìn nhận từ khía cạnh này, chúng ta sẽ nhận ra rằng trên đời này có rất hiểu chuyện "giả hoá thật", càng lưu chuyển càn tam sao thất bản. Hơn nữa,vì người đời cần đến giả thuyết về âm gian địa ngục, cần có một "quỹ quốc địa ngục" đích thực tổn tại giữa cuộc sống hiện thực. Vì vậy, địa danh Phong Độ của tỉnh Tứ Xuyên lại càng có đà để phát triển mạnh mẽ hơn. Trải qua hàng ngàn năm tạo dựng và hoàn thiện, Phong Độ thực sự đã trở thành một quỷ quốc rộng.lớn chốn nhân gian.
Những truyền thuyết thú vị về quỷ thành Phong Đô
Sau khi vùng đất Phong Đô trở thành quỷ thành, đã có rất nhiều câu chuyện thú vị xoay quanh chủ đề thế giới của con người sau khi chết. Trong số những câu chuyện đó, thú vị nhất phải kể đến câu chuyện về giấy thông hành,câu Nại Hà, động Ngũ Vân. Giấy thông hành chính là giấy chứng nhận để đi vào địa ngục. Trước đây, nhằm để lại cho mình một con đường với mục đích sớm được "siêu sinh", nhiều người đã đua nhau mua giấy thông hành. Vì vậy,giấy thông hành ở Phong Đô đã được tiêu thụ rộng rãi tại khắp các vùng của Trung Quốc, thậm chí là ở các quốc gia Đông Nam Á khác. Đối với những ngườidân bản địa của vùng đất Phong Đô thì đây quả thực là một ngành kinh doanh"một vốn bốn lời". Cầu Nại Hà ở Phong Đô vốn do Thục Hiền Vương ở đời Mình Xây dựng và đặt tên là cầu Thông Tiên, sau được đổi tên thành cầu Nại Hà, là con đường mà tất cả các vong hồn đều phải đi qua để đến địa ngục. Bên dưới cây cầu này có một cái áo, được gọi là cao Huyết Hà. Tuy nhiên, một điều rất nực cười là trước đây đã có rất nhiều thiện nam tín nữ đến trước cây cầu này để thắp hương, cúng tiến hiện vật để cầu mong sau khi chết sẽ được thần Phật phù hộ cho đi qua cây cầu này dễ dàng. Một "bí quyết làm giàu" của các tăng ni Phật Tử là đổ đầy dầu trẩu và lòng trắng trứng lên trên cẩu. Như vậy, mọi người khi đi qua cầu sẽ dễ bị ngã và thường rút tiền ra để cúng Diêm Vương nhằm cầu cho mình được tai qua nạn khỏi. Động Ngũ Vân ở Phong Độ sâu không kể xiết, tương truyền rằng đông này cũng chính là giếng để Âm Trường Sinh luyện đan.
Phong đô Đại Đế
Cùng với thời gian, mọi người dân cho rằng núi Lương Phụ và núi Cao Lý Trong hệ thống địa ngục Thái Sơn đều rất đỗi tầm thường, không thế trở thành nơi quy tụ của linh hồn con người sau khi chết. Vì vậy, thuyết Phong Đô Đại Đế cai trị rối địa ngục cũng dẫn được tiếp nhận. Đổng thời, vùng đất Phong Đô thuộc tỉnh Tứ Xuyên cũng được xác định là quỷ quốc đặt dưới sự cai trị của Phong Đô Đại Đế.
Phong đô Đại Đế
Cũng có thuyết nói rằng động Ngũ Vân là cổng để đi vào âm tào địa phủ. Khách thập phương khi đi qua đây thường đốt tiền giấy rồi thả vào trong động. Gió trong lòng động xào xạc, tiền giấy do khách đốt cứ xoay vòng tròn rồi rơi dẫn xuống dưới,phất phơ trong tiếng gió thổi. Các vị sơn tăng nói tiếng động đó chính là "bẩy quỷ cướp biển". Ngoài ra, truyền thuyết về quỷ thành Phong Đô còn có thanh Đăng Thiên, đài Vọng Hương, đài Nghiệt Kính,... Tất cả các công trình này để có lai lịch rõ ràng và ẩn chứa trong đó là nhiều câu chuyện thú vị, làm phong phú thêm cho nội hàm văn hoá của quỷ thành Phong Đô.