Số mệnh là gì?: Quan điểm về số mệnh theo đạo giáo và nho giáo
Tâm Linh Số - Trâm
Th 2 23/05/2022
Sống chết đều có số mệnh: Sự sống hay cái chết đểu có số mệnh, điểu này không ai có thể kháng cự được. Khi đối diện với sự sinh tử bất khả kháng ấy, mọi người sẽ biết hài lòng, vui vẻ với số mệnh của mình và thản nhiên đối diện với cái chết đang đến gần.
Mệnh trời khó cưỡng
Tại Trung Quốc có rất nhiều chuyện được mọi người quy về "số mệnh", trong dó có cả sự sống chết. Khổng Tử từng nói: "Không biết mệnh thì không thế là người quân tử". Mạnh Tử đã mang tư tướng "biết mệnh" đó vào chuyện sống chết của con người và cho rằng tuổi thọ của mỗi người dài hay ngắn đều là do số mệnh, mệnh trời quyết định. Đứng trước số mệnh đó, con người không thể thay đổi hay trốn tránh mà chỉ có thể dũng cảm đối diện với nó. Tu thân hàng ngày nhằm hoàn thành trách nhiệm của mình trong cuộc sống chính là cách để mỗi người cảm thấy hài lòng, vui vẻ với số mệnh của mình.
Lạc thiên tri mệnh
Các nhà Nho học nổi tiếng như Khổng Tử, Mạnh Tử đều cho rằng, đối diện với số mệnh sinh tử không thế thay đổi được ấy, tốt nhất là mỗi người đều nên có thái độ "lạc thiên tri mệnh". "Lạc thiên tri mệnh" có nghĩa là: Trước hết, khi biết rằng sự sống chết đểu là do số mệnh thì dù có nhắm mắt xuôi tay khi đã"hết mệnh" hay phải chết bất đấc kỳ tử vì một sự cố nào đó thì cũng đểu là sốmệnh của mỗi nguời. Thứ hai, khi đối diện với số mệnh không thể biết trước được ấy, chỉ có sự tu thân hàng ngày, hàng giờ, luôn tích đức hành thiện ở mọi nơi,mọi lúc, như vậy cho dù có đột nhiên phải đối diện với cái chết bất ngờ, bản thâncūng sẽ cảm thấy thanh thản, không có điều gì hối hận. Lại nữa, vì đã có sự cảnh báo trong tâm trí rằng không thể thay đổi được số mệnh nên mỗi người sẽ càng trân trọng hơn những giây phút của cuộc sống thực tại, để mỗi ngày trôi qua để thực sự có ý nghīa. Đến khi đột ngột phải đối diện với đại hạn, quay đầu nhìn lại,sẽ thấy mỗi ngày trong cuộc đời mình đều có giá trị và ý nghĩa chứ không theo kiểu được ngày nào biết ngày ấy, hay được hôm nay lại lo đến ngày mai.
Hài lòng với số mệnh
Đối với "số mệnh", các bậc hiền triết của Đạo giáo cho rằng mỗi người đều nên giữ thái độ hài lòng, vui vẻ. Điểm khác biệt giữa Nho giáo và Đạo giáo là Nho giáo xuất phát từ sự sống để nhìn nhận cái chết, của Đạo giáo lại xuất phát từ cái chết để nhìn nhận sự sống. Rất nhiều ví dụ thực tế đã chứng minh rằng, con người càng không biết vui vẻ, hài lòng với số mệnh của mình thì lại càng phải chịu nhiều nỗi đau khổ trong nội tâm hơn, bởi thời điểm cái chết tìm đến chắc chắn sẽ không vì sự chưa sẵn sàng đón nhận của con người mà thay đổi. Quan điểm cơ bản của Đạo giáo là: Bản chất quan trọng nhất của việc con người vượt lên sự sống chết, có được sự an tâm và thản nhiên đón nhận giờ phút lâm chung chính là ở sự hiểu biết, giác ngộ đối với sự sống và cái chết; đồng thời về cơ bản sẽ ý thức được rằng sự sống chết của mình đều được quyết định bởi "số mệnh" và sẽ không thể thay đổi được. Sự hài lòng với số mệnh trong Đạo giáo chủ yếu được thể hiện ở các phương diện sau: Trước hết, con người phải vượt lên khỏi những bi ai của sự sống và cái chết, nhìn nhận được tính tất yếu của sự sống chết của bản thân từ sự tồn vong của loài người cũng như sự sinh trưởng hay tiêu vong của vạn vật. Thứ hai, mỗi người đểu phải đứng trên lập trường "đạo" đã gây dựng được để nhìn nhận về sự sống và cái chết để từ đó ý thức được rằng sống chết chẳng qua chỉ là sự biến đổi của khí; chết chính là khi người và vật quay trở về với bản thể lớn của mình.
Quan điểm về số mệnh của Nho giáo và Đạo giáo
Sống chết đều có số mệnh. Đây là sự khẳng định đồng nhất của Nho giáo vào giáo khi đối diện với cái chết. Tuy nhiên, cách mà Nho giáo và Đạo giáo nhìn nhận về số mệnh lại có nhiều điểm khác biệt rất thú vị.
Nho giáo: Vui vẻ với số mệnh
Coi trọng cuộc sống hiện tại, không bàn đến những chuyển xảy ra sau khi chết nhưng khi cái chết đến cũng sẽ không sợ hãi mà ung dung tự tại
Khi cái chết đến gần
Đạo giáo: Hài lòng với số mệnh
Cái chết là một điều tất nhiên. Con người cần vượt lên khỏi những bi ai của cuộc sống và cái chết.
Càng cần phải nhận thức được rằng
Con người phải chuyển dẫn từ sự chấp nhận "cái chết" sáng vui vẻ với "cái chết" và nhận thức được rằng, cái chết cũng có những ý nghĩa và giá trị riêng của nó; nhìn nhận được rằng, trên thế giới rộng lớn bao la này, cuộc sống của con người thực ra chỉ là vất vả, khổ ải, chỉ đến khi chết đi thì mới được nghỉ ngơi. Vì vậy, cái chết cũng chính là một sự giải thoát.