Hậu táng: Đồ tùy táng, ý nghĩa và các loại đồ tùy táng theo cổ xưa
Tâm Linh Số - Trâm
Th 4 29/06/2022
Đối với người Trung Quốc cổ đại,"chết cũng như sống", họ cho rằng cái chết của mọi người chẳng qua chỉ là một sự thay đổi về không gian sống. Chỉ khi xây dựng được một nơi ở thật tốt dưới lòng đất thì người chết dưới âm gian mới có thể tiếp tục được hưởng mọi vinh hoa phú quý chốn nhân gian. Vì vậy, họ thường đặt vào trong mộ rất nhiều đồ tùy táng. Phong tục hậu táng cũng vì thế mà trở nên rất thịnh hành.
Đồ tùy táng
Đồ tùy táng còn được gọi là "minh khí" hay "u khí", là những vật dụng mang tính tượng trưng do người xưa chết tạo nên để tùy táng (chôn theo người chết). Trong các ngôi mộ có niên đại từ cuối thời kỳ xã hội nguyên thuỷ, người ta đã thấy xuất hiện đồ tùy táng. Theo những phát hiện khảo cổ, bên cạnh các thi thể được đặt trong hang động trên các đỉnh núi cao chỉ có vài món đồ bằng đồng và những món đồ trang sức đeo trên người. Trong mộ ở Mã Gia Diêu và thôn Bán Pha lại có thêm một số dụng cụ để đựng bằng đồng và một chút lương thực.
Sự kế thừa chế độ lẽ nghi về phần mộ từ hàng ngàn năm nay đã sản sinh ra các loại phần mộ với hình thức khác nhau.
Đến đời Hạ - Thương, Trung Quốc bước vào xã hội nô lệ. Cùng với sự ra đời của chế độ tư hữu, quyền lực của tộc trưởng và thủ lĩnh các thị tộc, bộ lạc ngày càng lớn hơn. Họ một mặt ra sức vơ vét tiền bạc của cải về cho mình, mặt khác lại cầu xin thần linh phù hộ để củng cố địa vị của mình. Quan điểm thời đó cho rằng, sau khi chết đi, con người xuống âm gian và vẫn cần có những vật dụng cần thiết cho cuộc sống thường ngày; nhưng vì điều kiện vật chất có hạn nên họ thường lấy những đồ vật tượng trưng không thực dụng để thay thế. Bắt đầu từ đời Hạ - Thương, đồ tùy táng chính thức trở thành một dạng đồ lễ, được liệt vào phạm trù lễ nghi của giai cấp thống trị. Trong xã hội Trung Quốc cổ đại, sự thay đổi của đồ tùy táng cũng có một tiêu chí rõ ràng như xã hội từ đơn giản, mộc mạc, khó khăn chuyển sang phức tạp, hoa lệ và giàu sang vậy.
Các chủng loại đồ tùy táng
Đồ tùy táng chia thành hai loại, một loại là thực dụng và một loại là những đồ vật tượng trưng. Đồ tùy táng thực dụng bao gồm đổ để mặc, ăn uống sinh hoạt và đi lại như bát đĩa, mũ áo, chăn đệm, giường tủ, bàn ghế, xe ngựa, sách vở, người hầu, phòng ở, sân nhà,... Vật tượng trưng là những sản vật theo quan niệm của mọi người; hai vật tượng trưng có tiếng đại diện tiêu biểu nhất là bồn tụ ngọc và cây rung tiền. Cây rung tiền đã được phát hiện trong mộ táng đời Đông Hán với phân thân cây làm bằng đồng và được trồng trên một chậu sành đế thấp. Trên các cành lá của cây rung tiền có đúc hình nhung nhân vật trong truyền thuyết và các tranh vẽ mang ý nghĩa cát tường. Trên các cành cây treo nhiều đồng tiền bằng kim loại, dưới gốc cây còn có một người đang cầm gậy trúc để chọc tiền. Sau này, các cây rung tiền thường được làm bằng gỗ hoặc bằng giấy vàng mã, có hình dạng như cây gỗ thật. Bổn tụ ngọc là một bồn hình bầu dục, đặt trên đỉnh của một giá đỡ vững chãi, được trang trí rất rực rỡ, đẹp mắt.
Giá chuông trong lăng của Tăng Hầu Ất
Ý nghĩa của đồ tùy táng
Trong tang lễ truyền thống, đồ tùy táng là tiêu chỉ thể hiện thân phận, địa vị của chủ nhân ngôi mộ. Chế độ lễ nghi thời cổ đại ở Trung Quốc có những quy định đối với đồ tùy táng; theo đó, đồ tùy táng phải tương ứng với thân phận, địa vị xã hội của người chết; nếu vượt qua sự khác biệt về cấp bậc thì được gọi là "vượt phận". Sự xuất hiện của đồ tùy táng gắn liền với ý thức xã hội và tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân. Quan niệm về đạo hiếu cũng như về linh hồn bất tử đã ăn sâu vào nếp nghĩ của mỗi người, khiến mọi người luôn có ý thức phải đối xử thật tốt và hậu hĩnh với người đã khuất, hy vọng người chết có cuộc sống tốt đẹp ở cõi âm gian. Đồ tùy táng chính là những "sản vật" của dạng ý thức này. Nguyên nhân khiến hiện tượng hậu táng trở nên phố biến trong lịch sử.
Đồ tùy táng trong đời Thương - Chu
Đầu đời nhà Thương, việc sử dụng đồ tùy táng thường theo hình thức phối hợp đồng bộ. Đã có rất nhiều bộ đồ lễ bằng đồng đen có niên đại từ thời kỳ này được khai quật lên từ lòng đất. Đồ tùy táng trong thời kỳ này chủ yếu gồm có đỉnh, lịch (đồ dùng để nấu nướng, hình dạng giống cái đỉnh nhưng phần chân lại rỗng), chậu, tượng, tước (cốc uống rượu có ba chân), đấu múc nước,... Từ cuối đời nhà Thương cho đến thời Tây Chu, cùng với sự hoàn thiện của chế độ nô lệ và sự tiến bộ của năng suất lao động, các đồ tùy táng bằng đồng đen cũng ngày càng được chú trọng hơn dựa theo chế độ lễ nghi của xã hội. Không những chủng loại đồ tùy táng nhiều lên mà sự đồng bộ của các loại đồ dùng này cũng thể hiện rõ sự thể chế, lễ tiết hoá. Vào đầu thời Tây Chu, đỉnh đã xuất hiện thành các bộ với kích cỡ to nhỏ khác nhau, càng về sau càng trở nên hoàn thiện hơn. Trong "Xuân Thu Công Dương truyện - Hằng Công nhị niên", tác giả Hà Hưu Giải viết rằng: "Lễ tế, thiên tử chín đỉnh, chư hầu bảy, khanh đại phu năm, nguyên sĩ ba". Đây chính là những quy định trong lễ nghi ở thời Tây Chu.
Theo những ghi chép trong "Nghi lễ - Sính lễ" và "Công Thực đại phu", những thực phẩm được đựng trong chín đỉnh bao gồm chín loại là thịt trâu, thịt dê, thịt lợn, cá, thịt khô, dạ dày, da, cá tươi và thịt tươi, gọi là "đại lao" hoặc "thái lao". Những thực phẩm đựng trong bảy đỉnh gồm bảy loại là thịt trâu, thịt dê, thịt lợn, cá, thịt khô, dạ dày và da; cũng gọi là "đại lao". Những thực phẩm đựng trong năm đỉnh gồm năm loại là thịt dê, thịt lợn, cá, thịt khô và da; ít hơn hai loại so với các bậc chư hầu; gọi là "tiểu lao". Những thực phẩm đựng trong ba đỉnh gồm ba loại là thịt dê, thịt lợn và cá, gọi là "tiểu lao".
Tục hậu táng đời Tần-Hán
Trong lịch sử các triều đại phong kiến Trung Quốc, phong tục hậu táng đời Tần Hán rất thịnh. Tục hậu táng trong thời kỳ này bắt nguồn từ giai cấp thống trị với Hoàng đế là người đứng đầu. Việc xây dựng lăng mộ của Tần Thuỷ Hoàng chính là ví dụ điển hình nhất cho sự thịnh hành của tục hậu táng thời bấy giờ. Tần Vương Doanh Chính ngay từ khi vừa kế vị ngai vàng đã bắt đầu xây dựng lăng mộ ở Ly Sơn cho mình; việc xây dựng kéo dài trong 38 năm. Trong lăng mộ có một bộ sưu tập các đồ vật kỳ lạ, quý hiếm thu thập từ khắp các vùng miền trên cả nước Trung Quốc; có thể được coi là một kho tàng văn vật rộng lớn ở dưới lòng đất. Lăng Tần Thuỷ Hoàng đã trải qua hơn 2000 năm lịch sử, cho đến ngày nay, độ cao của khu đất đắp lên ước khoảng 65 mét, ca-nh đáy dài từ 485 đến 515 mét. Kế thừa chế độ lễ nghi đời Tần, các vị vua đời Hán cũng thường bắt đầu xây dựng lăng mộ cho mình khi vừa kế vị ngai vàng.
Chi phí xây dựng lăng mộ hàng năm chiếm khoảng 1/3 số tiền cống nạp. Không chỉ có lăng mộ của Hoàng đế, các bậc chư hầu, quý tộc lúc sinh thời cūng đã tốn kém rất nhiều công sức, tiền của để xây dựng lăng mộ cho mình. Đời Tần - Hán, có rất nhiều đồ tùy táng được chôn trong mộ của các bậc đế vương, quý tộc. Theo những ghi chép trong "Hán thư - Cống Vũ truyện" thì trong Mao lăng của Hán Vũ Đế có "các đồ vật như vàng bạc châu báu, chim thú trâu ngựa hổ báo lên đến cả trăm món". Ngoài lụa là gấm vóc, các hòm ngọc, gậy bằng ngọc và hơn 30 quyển "Tạp kinh" cũng đều đặt trong những hòm bằng vàng. Trong lăng mộ của vua nước Nam Việt ở vùng Lĩnh Nam cũng thấy có tới hơn 1000 đồ vật quý hiếm, bao gồm các đồ dùng ngự yến, các đồ để tiêu khiển, đồ dùng trong ăn uống, mũ áo trang phục, xe ngựa màn trướng, cung tên, thực phẩm, các đồ dùng bằng ngọc quý, thê thiếp, người hầu cận,...