Thần tiền vẽ sắc màu
DANH MỤC SẢN PHẨM

Đông Nhạc Đại Đế là ai? Cơ cấu địa phũ của Đông Nhạc Đại Đế

Tâm Linh Số - Trâm
Th 3 24/05/2022
Người cai quản Thái Sơn địa phủ là Thái Sơn thân.Vì địa vị của Thái Sơn càng ngày càng trở nên quan trọng nên từ chỗ được gọi là Thái Sơn phủ quân, Thái Sơn thẩn về sau đã được gọi là Đông Nhạc Đại Đế.
 
Đông Nhạc Đại Đế là một vị thần với phép thuật thần thông quảng đại, được đông đảo dân chúng tôn thờ. Hình tượng Đại đế được phát triển từ Thái Sơn Thần, sau đó dần dần trở thành vị thần cai trị hồn phách của con người sau khi chết.

Thái Sơn thần

Nguồn gốc: Là vị thần của ngọn núi tương thông với trời.
Nhiệm vụ: Cai trị phần hồn của con người.
Địa vị: Phủ quan, quan vị thấp hơn một bậc so với người cai trị tối cao ở nhân gian.
Đại lễ phong thiền để được các bậc đế vương trong lịch sử tổ chức ở Thái Sơn nên tiếng tăm của ngọn núi này càng ngày càng vang xa hơn.
Chức quan "Thái Sơn phủ quân" rất nhỏ bé và không tương xứng với địa vị của Thái Sơn. Đạo Giáo và nhân gian đã gọi ngài là Đông Nhạc Đại Đế.
 
Đông Nhạc Đại Đế

Thái Sơn phủ quân

Thái Sơn là tên của một ngọn núi ở Trung Quốc. Trong quá trình sáng tạo thần linh của người xưa, Thái Sơn được cho là do Thái Sơn thần cai quản. Trước Đời Tần - Hán, mọi người chỉ coi Thái Sơn là thánh địa để các bậc đế vương tổ chức đại lễ phong thiển và cũng là thần địa, nơi những người tu hành đắc đạo lên núi để được thành tiên; Thái Sơn thần được phong là vị thần ở ngọn núi thông với trời. Đến cuối đời Hán, Thái Sơn thẩn từ chỗ là một vị thần núi đã dẫn dẫn chuyển thành một vị thần trừ quỷ và được gọi là Thái Sơn phủ quân. Phủ quân là một danhxung phổ biến trong đời Hán, tương đương với chức quan ở cấp quận. Vì Thái Sơn thần quản lý người chết nên cấp bậc của ngài sẽ thấp hơn một bậc so với người thống trị cao nhất trên trần gian. Một số cách xưng hô khác cũng phù hợp với lập luận trong, như những chữ khắc trên các tấm bia đá của các ngôi mộ thời Hán để gọi ngài là "Thái Sơn vương" hoặc "Địa hạ phủ quân". Hơn nữa, trong một cuốn sách viết về tôn giáo dân gian thời nhà Hán cũng gọi Ngài là-"thiên đế tôn" (cháu của trời). Hiển nhiên, có thể nhận thấy rằng cách gọi này được suy ra từ khái niệm hoàng đế là thiên tử (con trời).

Đông Nhạc Đại Đế

Thái Sơn là ngọn núi đứng đầu trong Ngũ nhạc, lại thêm đại lễ phong thiền được các đế vương trong lịch sử tổ chức ở đây nên danh tiếng của ngọn núi này ngày càng lừng lẫy hơn. Vì vậy, chức vị "Thái Sơn phủ quân" nhỏ bé đã không còn tương xứng với chính ngọn núi này nữa. Minh Đế thời Đông Hán đã phong cho ngài trở thành "Thái Sơn nguyên soái"; hoàng đế Võ Tắc Thiên đời Đường đã lần lượt phong cho ngài các chức danh như Thẩn Nhạc Thiên Trung vương, Tề Thiên Quân; vua Đường Vũ Tông lại phong cho ngài chức Tể Thiên vương; vua Tống Chân Tông cũng đã lần lượt phong cho Ngài các chức danh Đông Nhạc Tể Thiên Nhân Thánh vương, Đông Nhạc Tể Thiên Nhân Thánh đế; Nguyên Thế Tổ phong Ngài là Đông Nhạc Tề Thiên Đại Sinh Nhân Thánh đế; đời Thanh đã gia phon Ngài là Tể Thiên Nhân Thánh Đại Đế. Tuy nhiên, Đạo giáo và dân gian thường quen gọi Ngài là Đông Nhạc Đại Đế. Chính bởi sắc phong của các bậc đế vương trong lịch sử nên tín ngưỡng của nhân dân đối với Đông Nhạc Đại Đế trở nên vô cùng hưng thịnh. Vì đường lên Thái Sơn vừa dài vừa xa, đi lại không thuận tiện nên các địa phương đẹp tự xây dựng miếu Đông Nhạc để thờ cúng Đông Nhạc Đại Đế.Thân thế của Đông Nhạc Đại Đế Cùng với sự thần thánh hoá ngọn núi Thái Sơn, từ đời Hán, trong dân gian đã xuất hiện và lưu truyền câu chuyện về thân thế, lai lịch của Đông Nhạc Đại Đế.Cuốn sách "Thần dị kinh" do Đông Phương Sóc thời Tây Hán biên soạn có viết.Đông Nhạc Đại Đế chính là Kim Hồng Thi, hậu duệ của Bàn Cổ. Giả thuyết này được Đạo giáo tiếp nhận và đưa vào trong "Đạo Tạng". Kế từ đời Minh- Thanh, dângian lai coi Hoàng Phi Hổ là Đông Nhạc Đại Đế. Giả thuyết này có nguồn gốc từ tiểu thuyết thần thoại "Phong thần diễn nghĩa" của Hứa Trọng Lâm đời Minh. Tiểu Thuyết này đã miêu tả Hoàng Phi Hổ là một đại tướng dưới thời Trụ Vương, làm quan đến chức Trấn quốc Vū Thành vương. Sau này, vì đắc tội với người thiếp yêu của Trụ Vương là Đát Kỷ nên đã bị Đát Kỷ ra tay bức hại. Cuối cùng, vì bất bình,ông đã đem theo cả gia quyến của mình phản lại nhà Thương mà quy phục nhà Chu, được Chu Vũ Vương tấn phong là Khai quốc Vũ Thành vương. 
 
Diễn biến lịch sử của Đông Nhạc Đại Đế

Cơ cấu địa phủ của Đông Nhạc Đại Đế

Sau khi Thái Sơn trở thành quỷ phủ, chủ đế của âm gian là Đông Nhạc Đại Đế đã trở thành người cai trị tối cao của địa phủ. Đồng thời, Đông Nhạc Đại Đế Vũng đã đặt ra một cơ cấu để thực hiện việc cai trị của mình. Cơ cấu địa phủ của Đông Nhạc Đại Đế được mô phỏng theo cơ cấu chính phủ của trần gian và đã hình thành nên một hệ thống cai trị hoàn chỉnh.
 
Cơ cấu địa phủ của Đông Nhạc Đại Đế
Trong cuộc chiến chống lại nhà Thương, xây dựng cơ nghiệp 800 năm của nhà Chủ, Hoàng Phi Hổ đã có nhiều đóng góp to lớn. Tuy nhiên, khi đại quân Tây Kỳ áp sát huyện Dẫn Trì, Hoàng Phi Hổ đã bị sát hại dưới tay Tống trấn Trương Khuê. Sau khi lật đổ nhà Thương giúp Vũ Vương lên ngôi vua, Khương Tử Nha vâng sắc Nguyên Thuỷ Thiên Tôn sắc phong các thẩn, Hoàng Phi Hổ được phong làm Đông Nhạc Thái Sơn Tề Thiên Nhân Thánh Đại Đế.
Viết bình luận của bạn