Thần tiền vẽ sắc màu
DANH MỤC SẢN PHẨM

Con đường hoàng tuyền là gì? Điểm bắt đầu và kết thúc của linh hồn

Tâm Linh Số - Trâm
Th 3 24/05/2022
Ban đầu, âm tào địa phủ được gọi là hoàng tuyển (suối vàng). Tuy nhiên, sau khi từ "địa ngục" của Phật giáo xuất hiện, từ hoàng tuyền lại không được mọi người sử dụng nữa. Trong địa ngục chỉ còn lại một con đường Hoàng tuyền dài dằng dặc.

Xuất xứ của "hoàng tuyền"

Ban đầu, người Trung Quốc gọi âm tào địa phủ là hoàng tuyền (suối vàng). Thời xưa cho rằng, trời màu đen, đất màu vàng, con suối (tuyền) lại ở dưới đất nên gọi là hoàng tuyền (suối vàng). Cách gọi này về sau được thay thế bằng âm tào địa phủ. Từ "hoàng tuyền" có xuất xứ từ câu chuyện "Trịnh Trang Công đào hầm tìm mẹ" trong "Đông Chu liệt quốc". Cha của Trịnh Trang Công là Trịnh Võ Công, cưới Khương Thị về làm vợ. Hai người sinh được hai con trai, con trai lớn là Ngộ Sinh, con trai út đặt tên là Đoạn. Vì khi sinh Ngộ Sinh, Khương Thị bị khó đẻ nên bà không yêu thương Ngộ Sinh mà chỉ thương yêu Đoạn và hy vọng Trịnh Võ Công sẽ lập Đoạn lên làm thái tử. Tuy nhiên, mọi chuyện đã không diễn ra như Khương Thị mong đợi nên bà đã ôm mối hận lớn trong lòng. Sau khi Võ Công qua đời, Ngô Sinh lên kế vị và lấy hiệu là Trịnh Trang Công. Khương Thị thường xuyên đưa ra cho Trịnh Trang Công nhưng yêu cầu hết sức vô lý. Trịnh Trang Công nể tình mẹ nên đã cố gắng đáp ứng tất cả những yêu cầu đó. Tuy nhiên, Khương Thị vẫn không chịu dừng lại mà còn xúi giục Đoạn cướp ngôi của Trang Công. Sau đó, sự việc bị Trang Công phát hiện. Đoạn đã dùng dao cắt cổ tự tử. Trang Công vô cùng tức giận, đã sai người giải Khương Thị từ kinh thành về đất Dĩnh và thể rằng "chưa về suối vàng sẽ không gặp mặt". Tuy nhiên, về sau, Trang Công đã rất hối hận vẽ việc làm này bởi dù sao thì Khương Thị cũng vẫn là mẹ của ông. Khi đó, một quan viên ở đất Dĩnh tên Dĩnh Khảo Thúc, là một người chính trực, vô tư, được nhiều người trong vùng yêu mến bởi sự hiếu thuận hoà hữu. Thấy Trang Công đưa mẹ đến sống ở đó, Dĩnh Khảo Thúc đã nói với Trang Công: "Tuy mẹ không giữ đạo làm mẹ nhưng con thì không thế không giữ đạo làm con." Sau đó, Dĩnh Khảo Thúc bắt mấy con chim lại cho Trang Công xem. Trang Công hỏi:"Đây là chim gì?"; Dĩnh Khảo Thúc trả lời: "Đây là loài chim quạ, rất bất hiếu, mẹ nó nuôi nó lớn nhưng lớn lên nó lại mổ cả mẹ. Vì vậy, ta bắt nó để chuẩn bị ăn thịt". Nghe xong, Trang Công lặng im không nói. Đúng lúc đó, nhà bếp mang lên một con dê hấp. Trang Công bèn cắt lấy một cái đùi dê và đưa cho Dĩnh Khảo Thúc. Dĩnh Khảo Thúc nhận lấy và cất vào trong ống tay áo. Thấy Trang Công ngạc nhiên, Dĩnh Khảo Thúc bèn nói: "Mẹ tôi ở nhà vì hoàn cảnh nghèo khó nên vẫn chưa từng được ăn những món cao lương mỹ vị. Tôi mang chỗ thịt này về cho mẹ ăn". Trang Công nghe xong bất giác rẫu rẫu rơi lệ. Dĩnh Khảo Thúc biết mình đã thuyết phục được Trang Công, tuy nhiên, vẫn còn lời thể "chưa về suối vàng sẽ không gặp mặt" nên đã hiến kế, bảo Trang Công đào đất cho đến khi thấy có nước ngầm phun lên thì xây một gian phòng ở dưới đất rồi đón mẹ về sống cùng. Cuối cùng thì mẹ con Trang Công cũng đã đoàn tụ với nhau.

Con đường Hoàng tuyền

Cùng với sự biến đổi của quan niệm âm tào địa phủ, từ Hoàng tuyển cũng dẫn được thay thế bởi từ địa ngục và chỉ còn lại một "con đường Hoàng tuyển". Con đường Hoàng tuyền là con đường mà tất cả linh hồn phải đi qua để đến âm tào địa phủ. Sau khi đi hết con đường Hoàng tuyển, linh hồn sẽ được Diêm Vương phán xét lần cuối cùng và cũng là lần thử thách cuối cùng ở 18 tầng địa ngục.
 
Con đường hoàng tuyền, theo thần thoại Trung Quốc và thư tịch của Phật giáo, chỉ con đường mà con người sau khi chết phải đi qua để đến âm tào địa phủ. Hai bên con đường âm u lại là những thảm hoa đỏ rực, linh hồn theo con đường hoa đó đến với địa phủ.

Hồn đi Lương Phụ, Phách đến Cao Lý

Con người được tạo nên từ hồn và phách. Sau khi con người chết đi, hồn phách sẽ tách nhau ra và đi về những nơi khác nhau. Hồn đi về núi Lương Phụ,phách đi về núi Cao Lý. Điều này đã hình thành nền hai hệ thống địa phủ. Tuy Nhiên, sau này, hồn và phách lại hợp lại thành một thể thống nhất là linh hồn;Thái Sơn địa phủ trở thành một hệ thống hoàn chỉnh.

Hồn đi Lương Phụ

Sau khi Thái Sơn trở thành địa phủ, phần hồn của con người sau khi chết,mà trước đây vẫn được mọi người xem là sẽ bay về trời, giờ sẽ chuyển hướng đi đến Thái Sơn địa phủ. Tuy nhiên, cụ thể là hồn sẽ đi đến địa điểm nào? Địa điểm đó chính là núi Lương Phụ. Bởi thần tiên là những người sống trên trời, thế nên hồn sẽ không về đó được nữa. Thái Sơn là địa điểm cao nhất trong tưởng tượng của con người và chỉ thấp hơn trời mà thôi. Tuy nhiên, hồn cũng không thể bay lên được đến đỉnh Thái Sơn bởi đây là nơi mà hoàng đế và các vị thần tiên gặp gỡ. Vì vậy,hồn chỉ có thể đi đến núi Lương Phụ. Núi Lương Phụ là nơi hoàng đế tổ chức lễ hiến tế với thẩn đất tối cao nên mọi người đều cho rằng đó là nơi sinh sống dưới lòng đất và cũng là địa phủ, trung tâm hành chính là Thái Sơn phủ quân quản lý.tín ngưỡng này bắt đầu được lưu truyền từ đời Hán. Mọi người đều cho rằng, phân hỗn của con người sau khi chết sẽ đi về núi Lương Phụ để báo cáo, sau đó sẽ tiếp nhận sự quản lý của Thái Sơn phủ quân.

Phách đến Cao Lý

Phần hồn của con người sau khi chết sẽ đi về núi Lương Phụ, vậy còn phần phách sẽ đi về đâu? Mọi người đều cho rằng phẩm phách này sẽ đi về núi Cao Lý.
Núi Cao Lý là một ngọn núi nhỏ, nằm gần với Thái Sơn và thấp hơn nhiều so với núi Lương Phụ. Hán Vũ Đế đã từng tổ chức nghi lễ tế thần đất ở ngọn núi này. Vị Thần cai quản phần phách của con người sau khi chết có thứ bậc thấp hơn một bậc so với thẩn Thái Sơn quan phủ - vị thần cai quản phần hồn của con người. Vào Khoảng sau đời Hán, các tác phẩm văn học dân gian đểu coi núi Khao Ly, Hạ Vy Và Hoàng tuyển là nơi cư trú vĩnh viễn của những người đã chết. Vì vậy, mọi người đều cho rằng phần phách của con người sau khi chết sẽ đi đến núi Cao Lý để báo cáo và chịu sự quản lý của thần ở đây. Trong quan niệm của người Trung Quốc,chính vì có sự tồn tại của hồn và phách nền ban đầu mọi nguời mới cho rằng dướiâm gian cũng có hai địa điểm riêng biệt để tiếp nhận vong linh của những người đã qua đời.

Hồn phách hợp nhất

Từ những nhận định trên, có thể thấy rằng, sau khi con người chết đi, phần hồn sẽ đi về núi Lương Phụ, phẩm phách lại đi về núi Cao Lý. Mọi người thường gọi phẫn hồn của người chết là "linh", gọi phẩn phách là "quỷ"; sau này đã thống nhất sử dụng từ "linh hồn" để thay thế cho hồn phách. Quan điểm linh hồn của con người sau khi chết sẽ phải chịu sự trừng phạt ở địa ngục đã dẫn dắt được đơn giản hoá rồi chuyển thành hồn và phách tách nhau ra để về hai nơi khác nhau.Sau khi quan niệm về "địa ngục" của Phật giáo được du nhập vào Trung Quốc, mọi người lại cho rằng linh hồn con người sẽ phải chịu sự trừng phạt ở Thái Sơn địa phủ. Núi Lương Phụ và núi Cao Lý đều không được nhắc đến nữa mà thống nhất gọi là Thái Sơn địa phủ; vì lúc đó sau khi con người chết đi sẽ chỉ còn lại linh hồn nên sẽ không nhắc tới hồn phách nữa.Từ phân tích trên, ta nhận thấy rằng, trong quan niệm dân gian, ngay từ ban đầu đã có tới hai âm tào địa phủ: Một là núi Lương Phụ, nơi đến của phan hồn con người sau khi chết và hai là núi Cao Lý, nơi đến của phấn phách con người sau khi chết. Tuy nhiên, sau khi hồn phách được thay thế bằng linh hồn, mọi người đã dùng Thái Sơn địa phủ để thay thế cho hai địa phủ trước đó là núi Lương Phụ Và núi Cao Lý.
 
Nơi đến của hồn và phách, con người được tạo nên từ hồn và phách. Ban đầu, mọi người cho rằng, sau khi ai đó chết đi, hồn và phách của người đó sẽ đi đến những nơi khác nhau: Hồn Đến núi Lương Phụ, phách đến núi Cao Lý. Tuy nhiên, sau này, hồn và phách hợp nhất và trở thành linh hồn thì đều sẽ chịu sự quản lý của Thái Sơn địa phủ.
Viết bình luận của bạn