Cách chọn nhà mặt đất có khí vận tốt trong phong thủy hiện đại
Tâm Linh Số - Trâm
Th 4 18/05/2022
Theo Phong Thủy, một tòa nhà tốt phải tọa lạc ở khu đất tốt và có hình thái, quy mô hợp lý, nghĩa là nó phải có vị trí tốt, quy mô tương xứng, hình thái đẹp và phát huy được hiệu quả sử dụng.
Điều kiện để có một tòa nhà tốt theo Phong Thủy
Theo Phong Thủy, một tòa nhà tốt phải tọa lạc ở khu đất tốt và có hình thái, quy mô hợp lý, nghĩa là nó phải có vị trí tốt, quy mô tương xứng, hình thái đẹp và phát huy được hiệu quả sử dụng.Về vị trí, chúng ta đã tìm hiểu kỹ qua chủ đề “Thế nào là một địa điểm tối ở chương trước, nên ở đây, nội dung này chỉ trình bày về hình thái và quy mô của tòa nhà. Quy mô của tòa nhà bao giờ cũng phải phù hợp với đặc điểm của khu đất. Theo lý thuyết Phong Thủy, nếu nhà quá lớn so với diện tích của khu đất sẽ bị cho là thô kệch. Trong luật xây dựng cũng có quy định về giới hạn độ cao, diện tích và thể tích của tòa nhà so với diện tích của khu đất xây tòa nhà đó.
Phần bên trong điện thờ. Khái niệm Âm trong Dương, Dương trong Âm được thể hiện rõ trong thiết kế không gian. Từ các khe cửa luôn có chút gió và ánh sáng lọt vào. Nếu không có các khe hở ấy, bên trong điện thờ sẽ bị mục nát. Không gian bên trong điện thờ là tiểu Dương tương phản với đại Âm.
Giới hạn độ cao nhằm đảm bảo các khu đất xung quanh nhận được ánh sáng mặt trời và người đi bộ trên đường không có cảm giác Theo Phong Thủy, ngôi nhà tốt là ngột ngạt như đang đi qua con đường hẻm nhỏ hẹp. Có thể coi đây là sự tính toán theo Phong Thủy nhằm giải tỏa cảm giác bị đè nén và đảm bảo quyền nhận được Thiên khí của mọi người. Giới hạn về diện tích và diện tích sàn của tòa nhà phải phù hợp với diện tích của khu đất nhằm hạn chế việc xây nhà trên toàn bộ khu đất. Còn giới hạn về thể tích là giới hạn về sức chứa, tầm vóc của tòa nhà. Việc giới hạn về thể tích và diện tích đểu nhằm để điều chỉnh lượng khí. Một tòa nhà lớn được xây lên như một ngọn núi mới mọc lên. Tuy không biết khí vận của tòa nhà lớn đó là Sinh khí hay Sát khí nhưng rõ ràng quy mô của nó đã làm biến đổi cường độ của khí vận trong khu vực. Nhìn từ bên ngoài, tòa nhà lớn được cho là có khí vận mạnh giống như khí vận của ngọn núi lớn. Nhưng đó chưa hẳn là tốt. Phong Thủy quan niệm rằng phạm vi không gian bên trong tòa nhà lớn hơn mức cần sử dụng sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho con người vì nó chứa nhiều Âm khí.
Phần bên trong điện thờ. Khái niệm Âm trong Dương, Dương trong Âm được thể hiện rõ trong thiết kế không gian. Từ các khe cửa luôn có chút gió và ánh sáng lọt vào. Nếu không có các khe hở ấy, bên trong điện thờ sẽ bị mục nát. Không gian bên trong điện thờ là tiểu Dương tương phản với đại Âm.
Giống như trong các khu chung cư lớn, có nhiều phòng cả tháng không thể mở cửa dù chỉ một lần. Những phòng đó sẽ chứa đầy Âm Khí. Tương tự, ở công ty, nếu phòng làm việc của người lãnh đạo quá rộng so với mức cẩn sử dụng thì Âm khí sẽ phát huy sức mạnh của nó. Gia đình đông người đương nhiên phải sống trong ngôi nhà lớn và rộng rãi, nhưng nếu số thành viên trong gia đình giảm bớt đi thì cũng nên chuyển sang sống trong ngôi nhà nhỏ hơn (chứ không nên sửa nhà cho nhỏ lại). Nếu cảm thấy trong nhà lạnh lẽo, âm u tức là tòa nhà đã bị thoát hết Dương khí và đang tràn ngập Âm khí. Không chỉ thế, dù tòa nhà có tốt đến đâu đi nữa nhưng thời gian dần trôi qua thì mức độ tốt cũng sẽ giảm xuống. Nói cách khác, cường độ Dương khí sẽ thay đổi theo không gian và thời gian. Duy trì quy mô không gian hợp lý đổng nghĩa với việc duy trì khí cận thích hợp. Khí vận của không gian trong nhà có thể cho biết có người đang sống trong đó hay không.
Theo lời của những người thợ chuyên xây nhà kiểu truyền thống thì căn nhà không có người ở sẽ nhanh chóng bị hư hỏng và xuống cấp. Nếu trong nhà có phòng không được mở cửa, dù chỉ một lần trong ngày, thì nơi đó có thể đang nuôi dưỡng Âm khí. Việc nhận biết chính xác hình thái của tòa nhà tốt là vấn đề rất phức tạp. Hình thái tòa nhà thường phản ánh môi trường tự nhiên và thể hiện đặc tính khí hậu của khu vực. Ví dụ, cư dân ở vùng cao nguyên Hoàng Thổ (Trung Quốc) sống trong kiểu nhà hẩm, còn cư dân vùng Hồ Nam thì sống trên nhà sàn. Có Thể thấy cư dân ở vùng cao nguyên Hoàng Thổ có đặc tính gắn liền với đất, còn cư dân ở tỉnh Hồ Nam thì có khả năng sống tách biệt với đất.
Cư ngụ trong kiểu nhà hầm ở tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc. Người ta đào hầm từ một bức tường đất thẳng đứng rỗi vào sống trong hẩm. Họ chỉ trồng một gốc cây ở sân. Qua việc giặt giũ trong sân, ta biết có con người đang sinh hoạt ở đây. Ảnh chụp năm 2006.
Theo những nhà Phong Thủy học thì kiểu nhà hầm ở vùng cao nguyên Hoàng Thổ dễ nhận Địa khí. Nhưng ở tỉnh Hồ Nam nếu là kiểu nhà này chỉ vì muốn nhận Địa khí thì chắc chắn sẽ bị cho là không bình thường.Từ trước đây rất lâu, những hình thái kiến trúc truyền thống như trên đã xuất hiện và phản ánh ưu khuyết điểm của phong thổ ở từng vùng biển. Nếu nói theo kiến trúc học thì hình thái kiến trúc thích nghi với phong thổ như trên là tốt nhất.
Vùng cao nguyên Hoàng Thổ ở tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc. Khi làm kiểu nhà hẩm, người ta đào một khu đất theo hình vuông để tạo thành sân. Đây là hình thức sinh sản gắn liền với đất.
Kiểu nhà sàn ở tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Hình thái ngôi nhà trong hình là đặc trưng của kiến trúc ở xứ lạnh và khô. Ưu Điểm của kiểu kiến trúc này là thông gió tốt nên có thể điều chỉnh được độ ẩm và tránh được sự tấn công của thú dữ. Ảnh chụp năm 2006.
Nhưng trong kiến trúc hiện đại, nhờ áp dụng các kỹ thuật tiên tiến nên người ta hầu như có khả năng cách ly hoàn toàn không gian bên trong tòa nhà với môi trường bên ngoài. Từ đó, hình thái kiến trúc ở mỗi vùng miền dần trở nên giống nhau. Hiện nay, con người đang dùng năng lượng để khắc phục những hạn chế do thời tiết gây ra. Thời đại và lối sống cũng đã thay đổi nên con người ngày nay ít xây dựng nhà theo hình thái kiến trúc truyền thống. Tuy nhiên, nếu muốn tiết giảm tối đa mức tiêu thụ năng lượng thì con người ngày nay cần phải tham khảo, học hỏi cách xây dựng kiến trúc phù hợp với đặc tính phong thổ của người xưa để ứng dụng vào việc xây dựng kiến trúc hiện đại.
Cư trú theo kiểu nhà sàn ở tỉnh Hồ Nam,Trung Quốc. Nếu có điều kiện, người ta sẽ xây nhà ở thung lũng, nơi có gió mát và có thể tránh được ánh nắng mặt trời gay gắt cho dù đó là nơi có thủy mạch đi nữa.
Lưu ý rằng cần phải quan sát kĩ ưu khuyết điểm của từng vùng biển để hình thái tòa nhà trở thành yếu tố bổ khuyết và làm nổi bật ưu điểm của đất. Đó chính là Bổ ích, Yếm thắng. Bổ ích để tăng cường phẫn yếu, Yếm thắng để làm dịu đi phẩn mạnh mẽ. Vì thế, ngoài việc nhận biết các yếu tố khí hậu, chúng ta còn phải biết cách nhận biết được khí vận nào yếu, khí vận nào mạnh trong các khí vận Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy và Âm Dương để có thể điều chỉnh chúng bằng vật thể kiến trúc.
Nơi thấp thì xây cao, nơi cao thì xây thấp để tạo sự cân bằng, nơi nào bị biến đổi quá nhiều thì đơn giản hóa, còn nơi nào chưa thay đổi thì tạo sự biến đổi sinh động. Kiến trúc cần hài hòa với toàn thể môi trường xung quanh, và phải trở thành vật Yếm thắng hay Bổ ích cho mảnh đất chưa ổn định. Vậy thế nào là vật thể kiến trúc tốt? Đó là vật thể vừa có vai trò Bổ ích hay Yếm thắng, vừa phù hợp với địa điểm.Tòa nhà xấu là tòa nhà phát Sát khí ra môi trường xung quanh và Sát Khí đó sẽ tác động không tốt lên cả chủ nhà lẫn những người sống ẩn đó. Do vậy, việc bổ khuyết cho tòa nhà ấy là vô cùng cần thiết.