Âm dương ngũ hành là gì? Tầm quan trọng của âm dương ngũ hành trong phong thủy mua bán bất động sản
Tâm Linh Số - Trâm
Th 5 19/05/2022
Khí vận Kim được coi là khí vận kìm hām. Khí vận Mộc là Sinh khí: ngược lại, khi vận Kim là Sát khí. Tính chất của Ngũ Hành được thể hiện ngay trong chữ “Hành”. “Hành” có nghĩa là luôn vận hành và biến đổi - và đây là một đặc tính rất quan trọng của khí.
Âm khí và Dương khí là gì?
Thuyết Âm Dương chia các khí vận khác nhau của thế gian thành Âm khí, Dương khí. Âm là tối, Dương là sáng, vật có tính nữ là Âm, vật có tính nam là Dương. Trong lý thuyết Phong Thủy có hai trường hợp xem khí vận Âm và Dương là Sinh khí; đó là thuyết Âm Dương giao hòa và tịnh Âm tịnh Dương. Khi Âm Dương giao hòa sẽ tạo ra Sinh khí. Ngược lại, Âm Dương kết hợp hỗn loạn sẽ tạo ra Sát khí. Vì thế, nếu khí vận không thể hòa hợp với nhau thì tốt nhất là nên ở trạng thái thuần m thuần Dương Thì mới tạo ra Sinh khí. Sinh khí được tạo ra từ vật chất hỗn hợp là khái niệm của thuyết Âm Dương giao hòa, còn Sinh khí được tạo ra từ vật chất thuần nhất, tinh khiết là khái niệm của thuyết tịnh Âm tịnh Dương. Con người đôi khi phải tinh chế vật chất hỗn hợp để tạo ra vật chất thuần khiết hữu ích. Lúc này, vật chất thuần khiết sẽ chứa khí vận “tịnh Âm tịnh Dương”. Ví dụ, xăng dầu được tinh chế từ dầu mỏ là một loại vật chất mang Sinh khí tinh tịnh Dương. Tuy nhiên,để có độ tinh khiết cao thì cần đặc biệt chú ý đến đặc điểm sử dụng và có cách kiểm soát khí vận thích hợp; nếu không, chúng có thể trở thành chất độc. Ví dụ, đổ bừa bãi chất hóa học đã được tinh chế xuống sông sẽ khiến các loài thủy sinh chết hàng loạt.

So sánh tính tương đối của Âm Dương.
Khi phân chia vật thể thành khí vận Âm Dương, cản chú ý đến vấn đề quan trọng trong khái niệm Âm Dương, đó là trong Âm có tiểu Dương và trong Dương có tiểu Âm. Các tiểu Âm, tiểu Dương này là nguồn động lực làm biến đổi khí vận của vạn vật theo Âm Dương. Việc trong Âm có Dương, trong Dương có Âm cũng là một nguyên lý cơ bản của Chu Dịch.

Sơ đồ trình tự Bát Quái Phục Hy. Thái Cực sinh Lưỡng Nghi ,Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng, sinh Bát Quái.
Ngũ Hành khí
Theo thuyết Ngũ Hành, khí vận của thế gian được chia thành năm loại là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Khối sắt hoặc tảng đá là Kim, cây cối là Mộc, nước là Thủy, lửa là Hỏa và đất là Thổ. Trong Đó, vì khí vận Mộc có đặc tính tương tự với khí vận của thân cây đang sống nên khí vận này có ý nghĩa “tạo sự phát sinh”. Đây là khi vận phát sinh tất cả các vấn đề như: sinh mệnh, nghề nghiệp, nghệ thuật, lịch sử, v.v. Khí vận chế ngự khí vân Mộc là khí vận Kim (Kim Khả Mộc).

Phân chia tương đối về Ngũ Hành.
Tiêu chuẩn phân loại khí
Thật khó để xác định tiêu chuẩn phân loại khí vì không phải lúc nào khí cũng thần Âm hay thuần Dương mà đôi khi trong Dương Âm hoặc trong Âm có Dương. Với Ngũ Hành khí cũng tương tự như vậy. Khí vận có thể vừa là Mộc vừa là Hỏa, vừa là Thổ vừa là Kim - được cấu tạo theo kiểu trộn lẫn một chút khí Kim vào trong khí Mộc. Ngoài ra, trong mỗi khí vận của Ngũ Hành còn có thể được chia ra thành Âm, Dương. Ví dụ, ta có thể chia khí vận Mộc ra thành Mộc Âm và Mộc Dương. Nếu gọi một khí là Âm thì có nghĩa là phần Âm trong khí đó mạnh hơn phần Dương chứ không phải khí đó thuần nhất khí vận Âm. Vì thế, trong Phong Thủy, khi m khí chiếm trên 50% bầu không khí thì khí vận đó được xem là Âm, còn chiếm dưới 50% bầu không khí thì khí vận đó được xem là Dương. Ngũ Hành khí cũng có thể được chia thành thanh khí và uế khí. Ví Dụ, khi khí Mộc thanh khiết thì đó là khí vận Mộc của Sinh khí, còn khi mờ đục thì nó sẽ trở thành khí vận Mộc của Sát khí (Mộc sát).
Khi xem tính thanh/đục của khí vận nào đó, hiếm thấy trường hợp khí vận hoàn toàn trong sáng hoặc mờ đục; chỉ có thể xem giữa thanh và đục, tính nào mạnh hơn.
Vì thế, nếu xác định khí vận của vật thể nào đó là Mộc thì cũng không nên xem đó là khí vận Mộc tinh khiết mà phải hiểu nó theo nghĩa nó chứa nhiều khí vận Mộc nhất. Do trong Ngũ Hành tồn tại rất nhiều khí vận không thuần nhất, nên có thể hiểu được tại sao lý luận Âm Dương Ngũ Hành lại không rõ ràng như vậy. 'Thế giới quan về khí' cũng có đặc tính tương tự. Vậy làm thế nào để xác định đó là khí gì? Có thể định lượng khí bằng con số không? Phải chăng ta có thể phân chia vật này là Dương Khí, vật kia là m khí dựa vào một giá trị chuẩn nào đó đã được chứng minh bằng thực nghiệm hay định lượng bằng máy móc?
Nhờ sự phát triển của khoa học kỹ thuật, ta có thể định lượng và phân chia một khí vận nào đó thành Âm hay Dương dựa vào máy móc. Ví dụ như cách nhận biết trường từ trường của trái đất hay điện tích Âm, điện tích Dương, Ion Âm, ion Dương của dòng điện. Nhiệt độ hay dòng điện và từ trường đều có thể được đo lường bằng máy móc, Tuy nhiên, máy móc không thể đo lường tất cả các khí Âm Dương mà con người cảm nhận được, Với Ngũ Hành khí cũng vậy. Chẳng hạn, thật khó xác định được trong một vật thể nào đó chứa bao nhiêu khí Mộc và bao nhiêu khí Kim.
Con người không hề nghi ngờ về sự tồn tại của một sức mạnh thần bí và có thể cảm nhận những khí vận mà máy móc không định lượng được. Vậy các loài động, thực vật khác có năng lực ấy không? Phiếu Kết quả nghiên cứu cho thấy chúng cũng có năng lực ấy, thậm chí còn có phần trội hơn con người trong một số lĩnh vực nhất định. Thế Nhưng, không có sinh vật nào có khả năng cảm nhận một cách tổng hợp như con người. Khí có thể dược kiểm định, đo lường trong phòng thí nghiệm nhưng vũ trụ rộng lớn này không phải là phòng thí nghiệm nên con người không thể làm điều đó theo ý muốn của mình. Hơn nữa, không phải thành phần nào của khí cũng được con người nhận biết và đánh giá chính xác nên rốt cuộc, con người phải dùng tinh thẩn cùng thể xác của mình để cảm nhận chúng.
Dễ nhận thấy rằng trạng thái tinh thần và cơ thể con người, khí hay bấu không khí xung quanh đều là những yếu tố luôn biến đổi. Vì thế, để nhận biết chính xác sự vận hành của khí vận trong điều kiện như vậy quả là vô cùng khó khăn. Do đó mà từ xưa đến nay, con người vẫn không ngừng tìm hiểu và phân tích về “khí” dựa trên nhiều thuyết, trong đó có thuyết Âm Dương Ngũ Hành